Bước nghiên cứu trước khi xây dựng kế hoạch nội dung là yếu tố then chốt giúp hiểu sâu về chủ đề, chọn từ khóa và tạo nền tảng cho chiến lược content hoàn hảo.
Là một “cô giáo” content dày dặn kinh nghiệm, chị Nguyễn Thị Thu Hảo – COO tại GIGAN Training Center thường “đau đáu” với chuyện giúp các bạn làm content hiểu sâu về chủ đề mình chọn, con chữ mình viết. Với nhiệm vụ “soi” lỗi content plan của các bạn junior trong số lần này, chị Hảo đã có những phân tích thú vị đào sâu vào bước nghiên cứu trước khi có được một content plan chặt chẽ.
Đây là chủ đề tôi tâm đắc từ lâu với vai trò người đứng lớp của các khóa học về Content của Brand Camp và GIGAN Training Center. Thực tế, khi hướng dẫn các bạn lên kế hoạch nội dung, không ít lần tôi nhận về một content plan với nhiều lỗ hổng. Vì vậy, tôi nghĩ mình cần bàn luận sâu về các lỗi sai này để giúp các bạn có thể thiết kế một content plan chuẩn chỉnh hơn.
Chị Nguyễn Thị Thu Hảo – COO tại GIGAN Training Center.
Nhìn chung, tôi tạm chia các content plan “chưa đạt” vào 3 nhóm lỗi chính:
Có thể thấy, quá trình lên kế hoạch nội dung sẽ có rất nhiều “bẫy” dễ mắc. Trong số hôm nay, tôi sẽ tập trung phân tích lỗi nghiên cứu chưa đủ sâu, thiếu thông tin dẫn đến một kế hoạch nội dung sơ sài.
Để lên kế hoạch nội dung cho sản phẩm kem chống nắng thuần chay, chân dung trên chỉ cung cấp những thông tin cơ bản và còn quá rộng để triển khai ý tưởng nội dung sát với vấn đề/ nhu cầu cụ thể của đối tượng mục tiêu. Phân tích sâu hơn, có thể thấy:
Với chân dung khách hàng quá rộng, các ý tưởng nội dung chỉ có thể chạm vào phần nổi mà khó lòng khai thác “điểm đau” của khách hàng.
Vì vậy, nếu chỉ dựa vào chân dung trên để triển khai, nội dung sẽ rơi vào hai trường hợp: một là chọn trúng câu chuyện đối thủ đã “kể” từ lâu, hai là hứa những điều thương hiệu không thể thực hiện.
Để chuẩn bị đầy đủ thông tin phục vụ cho đề bài lên chiến lược nội dung như trên, tôi đề xuất ba bước như sau:
Như đã chia sẻ, tệp đối tượng mục tiêu quá rộng sẽ gây khó khăn trong việc tiếp cận đúng nhu cầu thực tế của một người dùng cụ thể. Vậy nên, bước đầu tiên mà người làm content nên làm là chia nhỏ đối tượng mục tiêu thành các nhóm chính dựa trên một yếu tố cụ thể. Lưu ý cần phối hợp với thương hiệu để xác định đúng các nhóm mục tiêu mà thương hiệu đang nhắm đến.
Với đề bài này, giả sử dựa trên đặc tính của sản phẩm là “kem chống nắng thuần chay”, chúng ta xác định được có 2 nhóm đối tượng chính:
Từ hai tệp đã chia nhỏ, tôi sẽ phân tích mẫu nhóm đối tượng 1 gồm các bạn nữ trẻ có làn da nhạy cảm. Trong đó, tôi sẽ thu hẹp độ rộng và cụ thể hóa các yếu tố về độ tuổi, thu nhập, hành vi chăm sóc da. Ngoài ra, slide chân dung mới sẽ có thêm nhóm thông tin quan trọng giúp định hình nên một số hướng khai thác ý tưởng chính:
Người làm kế hoạch cần tìm ra yếu tố then chốt kết nối được nhu cầu của khách hàng và khả năng của thương hiệu.
Có thể thấy đối tượng lo lắng nhiều về độ an toàn và lành tính của sản phẩm. Chiến lược nội dung nên đánh vào thuộc tính này thông qua câu chuyện sản phẩm được kiểm chứng trên làn da nhạy cảm để tăng sự tin tưởng từ đối tượng này. Từ một chân dung cụ thể, các bạn đã có một nền móng vững chắc về việc nói câu chuyện gì để kích thích người đọc, tăng động lực, bỏ rào cản như thế nào.
Để có những thông tin này, các bạn có thể vận dụng nhiều phương pháp nghiên cứu, từ nghiên cứu định tính qua những cuộc phỏng vấn, hỏi sâu với đối tượng mục tiêu, cho đến nghiên cứu định lượng bằng phiếu khảo sát. Ngoài ra, các bạn có thể tìm thêm những báo cáo có sẵn từ bên thứ ba để hình dung bức tranh toàn cảnh của thị trường và hành vi người tiêu dùng.
Bên cạnh nghiên cứu đối tượng mục tiêu, như tôi chia sẻ ở trên, cần lồng ghép các yếu tố thương hiệu sao cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Quan trọng là thông điệp của thương hiệu không trùng với những gì đối thủ đã truyền thông để tạo sự khác biệt. Vì vậy, tôi gợi ý các bạn ứng dụng mô hình Ohmae 3C trong quá trình lên chiến lược nội dung. Cụ thể, 3C đại diện cho ba đối tượng nghiên cứu gồm:
Việc nghiên cứu nhiều phương diện giúp người làm kế hoạch có bức tranh toàn cảnh về khách hàng và đối thủ. Từ đó, thương hiệu có thể tìm ra yếu tố then chốt kết nối được nhu cầu của khách hàng và khả năng của thương hiệu, mà đối thủ cũng chưa khai thác khía cạnh đó trên mặt trận truyền thông nội dung.
Nếu chỉ điền template một cách máy móc, các bạn không thể trả lời những câu hỏi sâu hơn về lí do chọn chủ đề và hướng khai thác nội dung.
Khi search chủ đề “content plan” trên các cộng đồng marketing, tôi thường thấy nhiều bạn mới sẽ “săn” template để làm kế hoạch nhanh chóng. Tuy vậy, template cũng giống như một “khuôn mẫu” không có tính liên kết trước sau, nên nếu chỉ điền một cách máy móc, các bạn không thể trả lời những câu hỏi sâu hơn về lí do chọn chủ đề, hướng khai thác nội dung như vậy.
Vậy nên, hãy tự mình đặt những câu hỏi tôi gợi ý ở phần sửa bài trên trong quá trình nghiên cứu, sau đó sắp xếp và hệ thống nó vào một tệp riêng của mình. Từ đó, các bạn có thể sẽ nảy ra idea ngay trong quá trình nghiên cứu và dần hình thành những “đường nét mờ nhạt” trong một bức tranh content plan lớn. Sau khi kết thúc quá trình nghiên cứu, các bạn gần như đã biết mình phải làm gì để có một kế hoạch nội dung chặt chẽ.
Template duy nhất bạn nên tạo ra là template về các bước làm kế hoạch nội dung gồm: Nghiên cứu sâu – Tự đặt câu hỏi – Tổng hợp ý tưởng cho content plan – Sắp xếp một cách có chiến lược. Hãy chỉn chu và bài bản ngay từ những bước nghiên cứu đầu tiên để hoàn thành một chiến lược nội dung với những ý tưởng được liên kết chặt chẽ và giải quyết nhu cầu thực sự của đối tượng mục tiêu.
Phương Quyên / Brands Vietnam
* Nguồn: Brands Vietnam
https://www.brandsvietnam.com/congdong/topic/338334-Dung-nhan-sai-sua-2-Content-plan-Mai-du-muc-truoc-khi-ve-plan