Social

Lời giải cho những thất bại trong Chiến Lược Social Marketing và Content Marketing (phần 2)

[CMOVietnam] 1. Phát triển Chiến dịch Nội dung

Để ý thấy rằng hầu hết các nội dung quảng cáo đều chỉ được Copy – Paste qua lại một lần trên các kênh tiếp thị khác nhau, các marketers (nhà tiếp thị) nhận ra họ cần phải “chiến-dịch-hóa” Content của mình. Các chiến dịch này sẽ cho phép các thương hiệu tập trung vào một chủ đề có ý nghĩa tại một thời điểm nhất định – các chủ đề có liên quan đến đối tượng nhắm tới và có thể được tăng cường qua nhiều kênh bao gồm các sự kiện, nghiên cứu, PR, Email, mạng xã hội và thậm chí cả quảng cáo. Xem nội dung như một chiến dịch sẽ làm tăng hiệu quả của nó, giúp “góp gió thành bão” như nhiều marketers nổi tiếng đã từng chứng thực.

 

2. Tạo ra những Content đáng nhớ

Với hàng triệu mẩu nội dung quảng cáo đang được tạo ra hàng ngày, các khách hàng tiềm năng và khách hàng hiện tại đang bị “bội thực”. Một giải pháp hiển nhiên ở đây chính là tập trung vào việc tạo những Content “đáng nhớ” sẽ tốt hơn là những Content có thể “chấp nhận được”.  Ít nhất, bạn hãy xem xét việc áp dụng quy tắc Shaquille O’Neal cho nội dung (60% giải trí, 30% truyền cảm hứng và 10% chào hàng). Đây chính là bí quyết mà cựu ngôi sao NBA đã áp dụng để thúc đẩy sự thành công của mình đối với mạng xã hội, điều đã góp phần rất lớn vào sự nghiệp kinh doanh đáng nể của ông.

Chắc hẳn khách hàng tiềm năng của bạn sẽ không thể nào bỏ qua Content như thế này rồi đúng không?

 

3. Tập trung vào chất lượng

Bước đầu tiên của giải pháp này chính là làm giảm mức độ phủ sóng trên mạng xã hội của bạn, thứ thường chỉ thu hút những người hâm mộ vô nghĩa. Thay vào đó, các marketers cần phải tập trung vào chất lượng đầu ra phù hợp với mục tiêu kinh doanh tổng thể của mình. Ví dụ, nếu như tạo ra các khách hàng tiềm năng là mục tiêu chính, thì bạn phải chú trọng vào những số liệu hành động cụ thể như Clicks, xếp hạng SEO, và khả năng thu thập được tên khách hàng. Nếu tạo ra nhận thức về thương hiệu là mục đích, thì bạn hãy tập trung vào những yếu tố để tiếp cận khách hàng. VÀ nếu nội dung bạn đưa ra không thuộc những mục đích trên, thì bạn nên quay lại từ giải pháp 1 và 2.

 

4. Kiểm tra thêm và điều chỉnh nội dung dựa trên nó

Việc giải quyết vấn đề về việc nội dung của mình hay bị ngó lơ bằng cách liên tục thử nghiệm cho đến khi họ thành công là điều hầu như không cần ai phải nói nữa. Hằng hàng, các fans của bạn đều cho bạn biết nội dung họ ưa thích thông qua những hành động với nội dung đó, và ta có thể dễ dạng phân loại chúng bằng cách chia thành các nhóm nhỏ như văn hóa, sự kiện, sản phẩm, dịch vụ, v.v… Bằng cách kiểm tra hiệu suất của Content dựa theo các nhóm đó, bạn sẽ dễ dàng biết được rằng khoảng 35-70% Content của mình hoàn toàn không có liên quan gì đến đối tượng khách hàng cả. Kiểm tra thêm còn giúp bạn có thể tinh chỉnh lại tiêu đề, định dạng (văn bản, hình ảnh, Video) hoặc ngay cả thời gian đăng bài. Đến cả những Content hấp dẫn cũng có thể được cải thiện thêm bằng cách kiểm tra liên tục – tương tự như với BuzzFeed vậy.

Một trong những phương pháp kiểm tra phổ biến: A/B testing

 

5. Chỉ cần thêm media là được

Trong một khoảng thời gian quá dài, các marketer đã không ngừng hy vọng Mạng xã hội và Content marketing sẽ có những tác động “hữu cơ”, để rồi lại bị thất vọng khi nhìn thấy những cố gắng của mình giống như “nước đổ đầu vịt”. Dù thích hay không, câu trả lời ở đây vẫn chính là lẳng nhanh cụm từ “Organic” cùng với đồng bọn tà ác mang tên “Viral” của nó vào thùng Không đáng tin ngay tắp lự. Để tạo nên một chiến dịch hiệu quả và đáng tin cậy, các nhãn hàng nên thúc đẩy việc tạo nên nội dung với một số hình thức quảng cáo đã được đảm bảo, kể cả có tính phí hay không, và thông qua PR, các sự kiện, Email và Website. Nói tóm lại, các marketer cần đưa các phương tiện Truyền thông trở lại về với phương tiện truyền thông xã hội và Tiếp thị lại về với Tiếp thị Nội dung.

 

Nếu như bạn bị lỡ mất phần một của loạt bài này về những thất bại thường gặp trong Chiến Lược Social Marketing và Content Marketing thì bạn có thể xem lại nó ở đây. 

Nguồn: CMOVietnam

(Tham khảo từ Social Media Today, Drew Neisser)