Categories: Social

Top 10 nữ doanh nhân quyền lực nhất Việt Nam năm 2017

[CMOVietnam]

1. Doanh nhân Mai Kiều Liên

Tổng giám đốc Vinamilk

Hơn 40 năm gắn bó với Vinamilk, doanh nhân Mai Kiều Liên góp rất lớn vào sự thành công của doanh nghiệp sữa này.

Ở vị trí Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc khi kiêm nhiệm từ năm 1992 đến nay, dưới sự lãnh đạo của bà Mai Kiều Liên, Vinamilk duy trì đà tăng trưởng, vươn lên vị trí số 1 trên thị trường, đóng góp cho cộng đồng qua chương trình từ thiện xã hội.

Cùng với Vinamilk, bà Mai Kiều Liên đã làm nên “cuộc cách mạng trắng”, giúp người dân Việt Nam được thưởng thức ly sữa thơm ngon làm nên thương hiệu sữa Việt Nam.

“Cuộc cách mạng trắng” kết hợp hiện đại hóa máy móc thiết bị, công nghệ tiên tiến hàng đầu thế giới giúp Vinamilk chiếm thị phần trong nước 45%, trong đó sữa đặc chiếm 75%; sữa tươi 53%; sữa chua các loại 90% và sữa bột 25%.

Năm 2015, Vinamilk đạt hơn 40.000 tỷ đồng, tăng khoảng 13% so với 2014 và mức nộp ngân sách nhà nước khoảng 3.700 tỷ đồng. Cùng với đó, Vinamilk đã sản xuất và đưa ra thị trường gần 6 tỉ sản phẩm sữa các loại phục vụ cho người tiêu dùng cả nước.

2. Doanh nhân Nguyễn Thị Nga

Chủ tịch ngân hàng SeABank, Tập đoàn BRG

Doanh nhân Nguyễn Thị Nga góp phần rất lớn vào sự thành công của SeABank, Tập đoàn BRG.

Bà Nguyễn Thị Nga (sinh năm 1955, tại Hà Nội) hiện đang là Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeAbank), Chủ tịch HĐQT CTCP Intimex Việt Nam.

Từng giữ nhiều chức vụ lãnh đạo tại nhiều ngân hàng lớn, từ năm 2000 bà đầu tư vào Ngân hàng Techcombank trở thành cổ đông lớn và được bầu vào Hội đồng quản trị từ năm 2002.

Năm 2007 bà là chủ tịch SeAbank. Từ năm 2007 cũng trở thành người đứng đầu của BRG Group, một tập đoàn chuyên về đầu tư bất động sản, sân golf như sân golf Đồng Mô, sân golf Sóc Sơn, Khách sạn 5 sao Hilton Hanoi Opera, Khách sạn Sông Nhuệ.

Từ năm 2009, bà Nga nắm giữ chức Chủ tịch HĐQT CTCP Intimex Việt Nam.

3. Doanh nhân Nguyễn Thị Phương Thảo

Phó chủ tịch thường trực HĐQT HDBank, CEO Vietjet

Thương hiệu hàng không giá rẻ Vietjet gắn với tên tuổi doanh nhân Nguyễn Thị Phương Thảo.

Sinh năm 1970 tại Hà Nội, bà Nguyễn Thị Phương Thảo là Cử nhân Kinh tế chuyên ngành Tài chính tín dụng tại Học viện thương mại Matxcova; Cử nhân ngành Quản lý kinh tế lao động trường Kinh tế Quốc dân Matxcova và Tiến sỹ học viện Mendeleev ngành điều khiển học kinh tế – Liên bang Nga.

Bà Thảo cùng các cộng sự đồng sở hữu Ngân hàng Thương mại HD và Hãng hàng không VIETJET AIR, cả hai tổ chức này hiện đang do bà Thảo điều hành.

HD Bank sát nhập với Ngân Hàng Đại Á năm 2014 và hiện đang là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất tại Việt Nam, với tổng tài sản gần 5 tỷ USD, với 10.000 nhân viên và 225 chi nhánh và văn phòng trong cả nước.

Vietjet Air hiện nắm giữ thị phần lớn nhất trong vận chuyển hàng không nội địa và đang phát triển mạnh mạng bay quốc tế.

Dưới sự lãnh đạo của bà Thảo, đội ngũ lãnh đạo Vietjet đã hoạch định và thực hiện các chỉ đạo và chính sách rất hiệu quả và đem lại sự đột phá mang tính cách mạng cho ngành hàng không Việt Nam. Vietjet có kế hoạch doanh thu 2016 đạt 1 tỷ đô la Mỹ.

4. Doanh nhân Cao Thị Ngọc Dung

Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc CTCP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ)

Nắm trong tay hơn 7.000 cổ phiếu của PNJ doanh nhân Cao Thị Ngọc Dung là bà chủ thực sự của Công ty CP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận.

Bà Cao Thị Ngọc Dung sinh năm 1957, nguyên quán Quảng Ngãi, từng tốt nghiệp cử nhân Kinh tế thương nghiệp.

Bà bắt đầu tham gia ban quản trị Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận từ năm 1988 trên cương vị Giám đốc. Từ năm 2004 đến nay bà Dung là Chủ tịch hội đồng quản trị và là cổ đông lớn nhất của PNJ. Bà Dung giữ hơn 7.000 cổ phiếu của PNJ với tổng giá trị tài sản tương đương 371,84 tỷ đồng, tính đến ngày 23/4/2015.

Ngoài vai trò Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận, bà Dung còn đảm nhiệm nhiều cương vị lãnh đạo, quản lý ở những doanh nghiệp khác mà PNJ là cổ đông lớn như Chủ tịch HĐQT Công ty CP Địa ốc Đông Á.

5. Doanh nhân Thái Hương

Chủ tịch Tập đoàn TH

Doanh nhân Thái Hương gắn với thương hiệu sữa tươi sạch TH True Milk

Bà Thái Hương năm nay 58 tuổi, hiện Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn TH – đơn vị đang nắm giữ thương hiệu sữa tươi sạch TH true MILK nổi tiếng thị trường.

Thương hiệu sữa TH true MILK tươi sạch được bà Thái Hương ấp ủ từ năm 2008 khi chứng kiến sự cố sữa nhiễm melamine gây chết người ở Trung Quốc. Năm 2010, sản phẩm đầu tiên – sữa tươi sạch của TH True Milk ra đời. Thời điểm đó nhiều lo ngại bà Thái Hương sẽ thất bại bởi phải cạnh tranh với nhiều thương hiệu sữa lớn khác.

Tuy nhiên bằng chất lượng sữa với quy trình chăm sóc, thu hoạch và sản xuất hiện đại, TH true MILK đã chinh phục được khách hàng. Điều quan trọng hơn Tập đoàn TH đã thay đổi quan niệm về sữa nước, sữa tươi vốn trước đây được đánh đồng, không rõ ràng.

6. Doanh nhân Lê Hồng Thủy Tiên

Tổng Giám đốc IPP

Doanh nhân Lê Hồng Thủy Tiên được xem là bà trùm trên thị trường bán lẻ Việt Nam

Dưới sự điều hành của bà Thủy Tiên, IPP hiện đang nắm giữ trong tay hơn 150 cửa hiệu bán lẻ, đầu tư hai trung tâm thương mại lớn bao gồm Tràng Tiền Plaza (Hà Nội) và Rex Arcade (TP HCM).

Nhiều thương hiệu thời trang lớn nằm dưới sự phân phối độc quyền của IPP như Chanel, Salvatore Ferragamo, Burberry, Versace, Paul&Shark… Ngoài ra, IPP còn “lấn sân” sang lĩnh vực ẩm thực và đồ ăn nhanh.

Hiện tại, bà Thủy Tiên đang nắm giữ một ghế trong hội đồng quản trị Sasco (Công ty dịch vụ hàng không Tân Sơn Nhất), khi cuối năm 2014, ba công ty con của IPP đã chi hơn 310 tỷ đồng để mua lại 23,6% cổ phần của Sasco. Bà đang quản lý 25 công ty gắn liền với việc độc quyền phân phối các thương hiệu thời trang cao cấp, doanh thu hàng năm lên tới 500 triệu USD.

Đặc biệt, IPP hiện đang chiếm 80% thị phần bán hàng miễn thuế tại Việt Nam, và là nhà phân phối độc quyền cho nhiều thương hiệu thời trang tại Việt Nam.

7. Doanh nhân Đặng Thanh Hằng

Chủ thương hiệu Thanh Hằng Beauty Medi

Khởi nghiệp từ một cửa hàng mỹ phẩm nhỏ ở Chợ Hôm (Hà Nội), khi mà làm đẹp vẫn còn là một điều gì đó rất xa xỉ đối với nhiều phụ nữ Việt Nam, sau 26 năm, thương hiệu Thanh Hằng Beauty Medi của nữ doanh nhân Đặng Thanh Hằng đã là một thương hiệu uy tín trong lĩnh vực làm đẹp tại thị trường Việt Nam, tập trung vào phân khúc khách hàng cao cấp, thậm chí còn được ví như là không có đối thủ ở Việt Nam.

Nữ doanh nhân Đặng Thanh Hằng cũng được biết đến với tư cách là cố vấn cho nhiều cuộc thi sắc đẹp của Việt Nam.

Doanh nhân Đặng Thanh Hằng thương hiệu Thanh Hằng Beauty Medi gây dựng sự nghiệp từ tiệm mỹ phẩm nhỏ tại chợ Hôm

8. Doanh nhân Nguyễn Thị Mai Thanh

Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Cơ điện lạnh (REE) 65 tuổi

Bà Mai Thanh tốt nghiệp kỹ sư điện lạnh tại đại học Kỹ thuật Karl-Marx-Stadt (Đức). Năm 30 tuổi, bà được bổ nhiệm làm giám đốc xí nghiệp và sau vài năm trở thành người dẫn dắt REE phát triển từ một xí nghiệp nhỏ trở thành doanh nghiệp kinh doanh đa ngành trong đó có cơ điện lạnh, bất động sản và đầu tư vào ngành điện, nước.

REE giữ kỷ lục là doanh nghiệp đầu tiên cổ phần hóa, niêm yết trên thị trường chứng khoán. REE cũng phát triển Reetech thành thương hiệu máy điều hòa đầu tiên của Việt Nam.

Tổng số tài sản là hơn 559 tỷ đồng của công ty cổ phần Cơ điện lạnh (REE) có sự đóng góp rất lớn của doanh nhân Nguyễn Thị Mai Thanh.

Năm 2008, REE thua lỗ do đầu tư tài chính, bà Mai Thanh thừa nhận sai lầm và sau đó tái cơ cấu danh mục đầu tư để đạt được tăng trưởng mạnh mẽ cả về doanh thu lẫn lợi nhuận trong các năm kế tiếp.

Hiện công ty cổ phần Cơ điện lạnh (REE) với tổng số tài sản là hơn 559 tỷ đồng. Năm 2014, bà Nguyễn Thị Mai Thanh cũng được Tạp chí Forbes vinh danh và đứng thứ 28 trong danh sách 48 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á…

9. Doanh nhân Trương Thị Lệ Khanh

Chủ tịch HĐQT CTCP Thủy sản Vĩnh Hoàn, 56 tuổi

Bà Khanh được thị trường xem là “nữ hoàng” cá ba sa của Việt Nam. Năm 1997, với số vốn 300 triệu đồng, bà Khanh lập công ty cổ phần Vĩnh Hoàn. Bà vạch chiến lược đưa doanh nghiệp này từ một xưởng sản xuất nhỏ thành một công ty lớn xuất khẩu sang Mỹ và châu Âu.

Năm 2006, Vĩnh Hoàn phát triển vượt bậc khi Mỹ giảm mức thuế suất chống bán phá giá từ 37,84% xuống 6,81%. Ba năm liên tiếp gần đây, Vĩnh Hoàn phát triển thành công ty có doanh thu xuất khẩu cá ba sa cao nhất Việt Nam, năm 2012 đạt doanh thu xuất khẩu đạt 174 triệu đô la Mỹ.

Doanh nhân Trương Thị Lệ Khanh được xem “nữ hoàng” cá ba sa của Việt Nam

Bà Khanh thể hiện tầm nhìn chiến lược qua việc xây dựng Vĩnh Hoàn theo mô hình chuỗi giá trị đầu tư khép kín từ khâu sản xuất thức ăn chăn nuôi tới nuôi trồng chế biến, xuất khẩu.

Hiện Vĩnh Hoàn đang xây dựng thêm nhà máy chiết xuất collagen từ phụ phẩm cá. Kể từ khi Vĩnh Hoàn phát hành lần đầu ra công chúng (IPO) vào năm 2007, chưa đầy 5 năm, doanh thu tăng gấp ba lần trong khi lợi nhuận tăng gấp bốn lần.

10. Doanh nhân Trần Uyên Phương

Phó tổng giám đốc Tân Hiệp Phát

Năm 2017 có thể xem là năm “ra mắt” ngoạn mục của Uyên Phương trong giới doanh nhân. Cô ra mắt cuốn sách “Chuyện nhà Dr Thanh” và nhanh chóng trở thành hiện tượng của ngành xuất bản khi ngay lập tức bán được hàng vạn bản.

Trần Uyên Phương sinh năm 1981, trong gia đình thương nhân cực kỳ kín tiếng nhưng tiềm lực bậc nhất với bố là ông Trần Quí Thanh (thường gọi là Dr Thanh). Doanh thu năm 2016 của Tân Hiệp Phát là 500 triệu USD và cô mang trong mình trọng trách kế thừa mục tiêu doanh thu 3 tỷ USD cho tập đoàn vào năm 2027.

Doanh nhân Trần Uyên Phương là người trẻ nhất (36 tuổi) và thuộc thế hệ doanh nhân thành công thứ 2 của Việt Nam

 

19 tuổi, Uyên Phương bắt đầu theo học ngành Quản trị kinh doanh tại Singapore. Tốt nghiệp năm 22 tuổi, cô về đầu quân cho tập đoàn của gia đình với vị trí thư kí cho giám đốc marketing.

Một năm sau, Uyên Phương trở thành Giám đốc Dự án ERP (enterprise resource planning), đưa THP từ việc vận hành và kiểm soát bằng giấy, thay đổi toàn bộ quy trình và đưa hệ thống kiểm soát, quản lý bằng phần mềm, tích hợp từ tài chính, kho, mua hàng, kế hoạch và sản xuất.

Dự án triển hoàn tất triển khai 2005. Sau đó tham gia vào các hoạt động marketing và dịch vụ cho marketing của công ty.

Từ năm 2006, cô giữ vai trò chủ lực trong hoạt động truyền thông cho các nhãn hàng của Tân Hiệp Phát. Sau đó, cô giữ vị trí CEO công ty Bao bì xanh Thái Bình Dương. Năm ‎2009-2010, giữ vị trí giám đốc marketing và hiện nay cô là Phó tổng giám đốc tập đoàn Tân Hiệp Phát.

Doanh nhân Trần Uyên Phương bên cha mình doanh nhân Trần Quý Thanh – người sáng lập Tập đoàn Tân Hiệp Phát.

Năm 2011, Trần Uyên Phương vinh dự được Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Cộng hòa Sudan tại Việt Nam giới thiệu với cương vị Lãnh Sự Danh dự nước Cộng hòa Sudan tại Thành phố Hồ Chí Minh.

CMOVietnam tổng hợp. Nguồn: tintucvietnam.vn

Share