Vì sao Chiến Lược Social Marketing và Content Marketing của bạn lại thất bại và giải pháp cho chúng (phần 1)

Các mạng xã hội đã từng hứa hẹn sẽ mang lại cho các thương hiệu những sự tương tác thật sự với khách hàng, thứ có thể mang lại hàng triệu Impression tự nhiên, và làm cho chi phí của toàn bộ quá trình trở nên thấp đến bất ngờ. Thế nhưng trên thực tế, chỉ có một phần nhỏ các CMOs tin rằng các hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của họ đang có hiệu quả về chi phí và mang lại kết quả mong đợi ở quy mô lớn. Trước khi đi đến phần giải pháp, hãy cùng CMOVietnam xem xét lại các thất bại thường gặp của các chiến lược Social Marketing và Content Marketing.

0
3985

[CMOVietnam]1. Conversions (tỉ lệ chuyển đổi) không phải là “thuốc tiên” như mọi nhãn hàng vẫn kì vọng

Việc vội vã lập nên các kênh xã hội và lấp đầy chúng với các lời chào vui vẻ, các nhà tiếp thị đã thất bại trong việc trả lời câu hỏi cốt yếu: Vì sao khách hàng lại muốn mua hàng từ thương hiệu của bạn? Họ không có câu trả lời rõ ràng, điều đó đã khiến cho người tiêu dùng phải tự tìm đáp án cho chính mình, bằng cách dùng chính mạng xã hội đó để khiếu nại và giải quyết các vấn đề liên quan đến dịch vụ khách hàng – điều mà không một nhãn hàng nào mong muốn.

2. Engagement (tương tác) thua cả Email Marketing

Với các cuộc trò chuyện có tỉ lệ tiếp cận khách hàng chạm đáy, các thương hiệu đã nhờ đến đến các mạng xã hội với hy vọng rằng số Likes, Favorites, Retweets, Shares and Clicks, tổng hợp lại sẽ tạo nên một điều gì đó có ý nghĩa. Thế nhưng trên thực tế, tỉ lệ tương tác với mỗi bài biết đều rất thấp trên Facebook (0.7%) và trên Twitter (0.2%). Ngay cả Instagram với tỉ lệ tương tác đầy ấn tượng ở ngưỡng 4.2%, nó vẫn còn thua tỉ lệ mở Email trung bình của các công ty.

social101 socialimg

Sao mình đã lập trang xã hội rồi mà chẳng thấy thêm được khách hàng nào thế nhỉ?

3. Advocacy (sự ủng hộ): Mạng xã hội không phải là nguyên nhân, nó là triệu chứng

Đáng lẽ ra thế giới này cần phải có một trật tự mới mà trong đó các nhãn hàng có thể nuôi dưỡng những đội quân trung thành của mình (bao gồm cả nhân viên) để giúp truyền bá những lời khen ngợi về công ty cho toàn nhân loại. Thế nhưng trong thế giới thực, hầu hết các công ty lại đều thiên về việc dỗ dành những kẻ phá hoại và những kẻ hay phàn nàn nhiều hơn là về nuôi dưỡng đội quân quảng bá của mình. Gốc rễ của vấn đề ở đây chính là: sự ủng hộ là sản phẩm phụ của việc cung cấp một trải nghiệm sản phẩm/dịch vụ phi thường hoặc văn hóa nuôi dưỡng nhân viên, mà cả hai thứ đó đều không được tạo nên bởi các hoạt động trên mạng xã hội.

4. Earned Impressions (số lần hiển thị thu được): Bị chắn đường bởi thuật toán của Facebook EdgeRank và các Fans giả

Lạc lại vào chế độ PR cũ, các nhà quảng bá đã xem “Earned Media” (truyền thông lan truyền) như là một thước đo công bằng và đáng tin cậy cho truyền thông mạng xã hội. Việc chạy theo thước đo này đã khiến cho các nhãn hàng cố gắng tăng cường độ phủ sóng của mình trên mạng xã hội (đặc biệt là trên Facebook), điều khiến cho họ chỉ “câu” được những người mà thường không phải là người hâm mộ bị dính vào bẫy của mình. Rồi sau đó, cùng với sự thắt chặt của EdgeRank, khả năng tiếp cận của các nhãn hàng đã rơi không phanh từ 500,000 fans xuống còn dưới 2%, đập nát mộng tưởng mang tên “Earned Media” của không biết bao nhiêu công ty.        

Social Media Buttons Featured Image

Lỗi thường gặp khi làm Social media Marketing: Câu Like là chân lí, tư tưởng miễn cứ nhiều Like là sẽ có thêm nhiều khách hàng mới

5. Cost-effective (Hiệu quả chi phí) vẫn còn là một ẩn số

Ban đầu Social Media Marketing thường được đẩy cho các thực tập sinh và các nhân viên mới, những người không có nhiều kinh nghiệm với Facebook và Twitter và cũng không yêu cầu mức lương quá cao. Đó là lí do tại sao không có gì ngạc nhiên khi các nhà tiếp thị đã từng một thời xem mạng xã hội như một lựa chọn tiết kiệm . Thế nhưng nhận thức này đã và đang dần tiêu biến đi khi mà các khoản đầu tư phí phạm vào phần mềm, nhân viên và đối tác bên ngoài để tạo nên nội dung và cải thiện hiệu suất, dần xuất hiện.

Thế nên ngày nay, chỉ còn một tỉ lệ nhỏ các CMO vẫn tin rằng mạng xã hội có thể giúp họ giảm được chi phí Marketing.

6. Content Marketing cũng đang hoạt động kém hiệu quả

Đối với tiếp thị nội dung, thường người ta tin rằng nếu có thể tạo ra đủ Content, nó sẽ thúc đẩy lưu lượng truy cập của trang Web, nuôi dưỡng các khách hàng tương lai, cải thiện kết quả SEO, và cuối cùng giúp tiết kiệm chi phí của công ty so với làm quảng cáo. Với những ai thích nghi nhanh thì rất nhiều trong số những điều này đã trở thành hiện thực. Thế nhưng với những nhà tiếp thị mới, tình thế có thể u ám hơn vì những thực tế sau:

  • Không có sự thiếu hụt nội dung: Với 27 triệu bài blog mới hằng ngày, sẽ rất dễ bị “bội thực” trong biển thông tin đó.
  • Tạo nên nội dung mới rất tốn thời gian: 69% các nhà tiếp thị nói rằng họ thiếu thời gian để tạo ra nội dung mới, điều này giải thích tại sao 55% tin rằng họ không có đủ Content.
  • Làm tốt rất khó: Hầu hết các nội dung được tạo ra bởi các nhãn hàng đều bị ngó lơ bất kể dù nó thuộc thể loại gì hay được đăng trên kênh nào. Không có gì đáng ngạc nhiên khi mà chỉ có 45% các nhà tiếp thị tự tin cho rằng mình có đủ chuyên môn cần thiết, trong khi 47% nhận ra rằng nội dung của họ không đủ để thu hút người đọc.
  • Thiếu chiến lược: Mặc dù các khoản đầu tư vào nội dung liên tục tăng (8 trong số 10 nhà tiếp thị cho biết họ có kế hoạch chi tiêu nhiều hơn cho nội dung), chỉ có 44% tuyên bố họ có một chiến lược về Content, đó chính là nguyên nhân tại sao thành công thoáng qua là điều không hề khó hiểu.

Đây là kết thúc của phần Một: Vì sao Chiến Lược Social Marketing và Content Marketing của bạn lại thất bại, hãy theo dõi Phần hai, tập trung vào việc tìm giải pháp cho tất cả những điều trên, trên trang CMOVietnam nhé.

 

Nguồn: CMOVietnam

(Tham khảo từ Social Media Today, Drew Neisser)

Gõ câu hỏi / ý kiến của bạn dưới đây nhé