CMO cần tư duy logic hay cảm tính

0
1487

Nghỉ lễ không đi đâu, CMOVietnam đọc được bài khá hay từ “Tony buổi sáng” về “Nhhiepej tụ vành môi”. Đọc xong suy ngẫm hồi lâu lại thấy phù hợp với CMO. CMO hay được coi là tư duy cảm tính so với CEO như trong cuốn “Cuộc chiến trong phòng họp”. Nhưng đọc bài này sẽ thấy, CMO phải cần cả tư duy logic nữa, không chỉ trong công việc. Bạn có đồng ý không 🤓

img 9168

“Nghiệp tụ vành môi

Câu chuyện 1

img 9171

Ngồi cà phê, thấy 1 nhóm bạn trẻ bên cạnh khá dễ thương, dắt bồ bịch nhau tới giới thiệu. Xong có 1 cậu và 1 cô bạn gái xin về trước, rồi cả nhóm ngồi kết luận. Nói thằng T đẹp trai học giỏi nhất lớp mình, mà xui xẻo yêu con bồ không ra gì, tóc tai nhuộm vàng hoe, lại có hình xăm nữa. Rồi xì xào 1 hồi, thấy có đứa kết luận là “con này tao chắc là làm gái, chắc là thằng T bị dụ”. Tony ngồi nghe mà thấy hoảng hồn, trời ơi tóc nhuộm hay xăm cả người cũng liên quan gì đến chuyện là gái mại dâm hay không, sao suy diễn tào lao vậy. Đâu có cơ sở gì mà nói người ta vậy, không sợ bị “nghiệp tụ vành môi” sao.

img 9169

Hôm Tết vừa rồi, Tony có ghé thăm nhà chị bạn học ĐH tên Loan, cũng sinh năm 1965 như Tony, bạn bè gặp nhau tóc đã điểm bạc. Đứa em trai Loan muộn vợ mãi mới lấy được, cả nhà ở chung với nhau. Lúc Tony ngồi chơi, thấy cô con dâu báo là “hôm nay sinh nhật bạn, vợ chồng con xin phép không ăn cơm nhà”. Khi cô vừa được chồng chở đi thì Loan và mẹ Loan ngồi vào bàn tổ chức thảo luận ngay. Loan bảo CHẮC LÀ nó chán cơm nhà mình chứ sinh nhật gì. Bà mẹ phụ hoạ CHẮC LÀ mẹ nấu dở, rồi Loan bảo là sao không nấu đi, người ta nấu cho ăn mà chê (chưa nghe chê, chỉ thấy 2 người ngồi suy diễn và kết luận). Rồi Abcxyz. Sau 10 cái “CHẮC LÀ“, cô con dâu biến thành một con bạch cốt tinh chứ không phải người thường. Bà mẹ tức giận, nói sẽ về bảo con trai DẠY lại vợ, “tề gia để trị quốc với bình thiên hạ” gì đó nghe như phim Tàu. Tony vô cùng sợ hãi, ngồi ăn cơm mà không dám nói gì, one by one, dish by dish. Thấy Tony im lặng ăn, Loan nói “chắc là” ông lâu quá không ăn thịt gà đúng không, rồi tổ chức “thi đua” gắp bỏ vào bát. Thấy họ suy diễn dữ quá nên Tony hoảng sợ, nhận miếng nào lật đật nuốt hết miếng đó, thậm chí hẻm dám gắp lại vì sợ suy diễn là ông này “ăn miếng, trả miếng”, tức ăn 1 miếng thì trả lại 1 miếng.

Câu chuyện 2

Nghe chuyện suy diễn và suy luận, mới thấy dân mình suy diễn nhiều. Suy luận là có thông tin rõ ràng, có (facts) thì mới kết luận, giống như trong toán học, vì a > b mà b > c, ta SUY RA a > c. Người có tư duy này, chúng ta nên hùn hạp làm ăn, kết giao, vì họ khách quan và rõ ràng, người duy lý, trắng đen rất công tâm. Còn ngược lại là người cảm tính, yêu thì yêu thôi là yêu, ghét thì ghét cay ghét đắng, chỉ có dân cảm tính mới “yêu nhau yêu cả đường đi, ghét nhau ghét cả tông ti họ hàng”. Người có tư duy logic và khách quan, họ yêu ghét cũng rạch ròi, yêu ghét cá nhân người đó chứ không “giận cá mà chém thớt”, “ghét lây”….

Người đời, khi nghe xong 1 thông tin, hay suy luận theo khả năng nhận thức của mình, thậm chí biến thành chuyện khác nếu “nghe nói lại”. Người Á châu hay nói vòng vèo, không trực tiếp, tư duy cứng nhắc, bảo thủ nhưng lại sợ mất lòng, nên suy diễn rất kinh. Làm việc với công dân toàn cầu thế hệ mới, “Yes” hay “No” rõ ràng, không có “maybe”. Các bạn đừng có “maybe yes, maybe no”, “chủ trương là Yes nhưng thực tế là No. Nhức đầu vì tốn thời gian suy luận đoán ý của nhau.

Câu chuyện 3

Quan tâm tò mò đời tư của nhau thì khó mà làm nên thành tựu, vì tốn thời gian. Bữa Tony hỏi 1 bạn trong CLB con dượng, thấy làm ăn gì mà tiền bạc luôn thiếu thốn, ngồi cà phê hỏi dạo này con và bạn A còn hùn hạp làm ăn với nhau không, bạn trả lời là “Không. Con khuyên nó lấy chồng miết mà nó không nghe, không biết nó sao, chắc là nó ham tiền hoặc les”. Nghe xong thì Tony biết “10 năm nữa con cũng không làm ra tiền rồi con ơi”. Kêu một bạn liên hệ với anh H, chủ 1 farm lớn, xem ảnh có cần gì giúp đỡ, thì bạn trả lời là “Anh H là người không tốt, không đáng giúp”, Tony hỏi “ủa con làm ăn gì với anh rồi mà biết”, bạn nói “Dạ chưa, nhưng con nghe chị N nói vậy”, rồi hỏi “ủa chị N đang làm ăn với ảnh hay sao” thì bạn cũng nói “dạ không, chị N cũng nghe chị K nói lại”. Thôi Tony hem hỏi nữa, hỏi xong thì hết bảng chữ cái. Nền kinh tế nước ta kém phát triển, do văn hoá là phần nhiều. Tỷ lệ người có tư duy logic và suy luận quá ít so với người tư duy cảm tính và suy diễn. Ai cũng nghĩ mình là nạn nhân của việc người khác nói xấu, nhưng không ai biết là chính mình đi nói xấu người khác còn ác liệt hơn. Cứ loan truyền điểm tiêu cực về người thứ ba, hay nói lời chê người vắng mặt, tức là mình đã NÓI XẤU. Nếu không nói được lời khen, thì thôi im lặng. Cứ nói điểm gì đó của người khác mà mình cho là không hay, rồi tìm đồng minh từ bạn bè để cùng nhau xác nhận, cùng nhau suy diễn để kết luận…thì mình đã gửi 1 thông điệp xấu ra vũ trụ. Rồi nó sẽ boomerang mà quay lại với mình.

Câu chuyện 4

Vụ bệnh chắc là, bệnh suy diễn thì vô cùng phổ biến đến bạn cũng không nhận ra luôn. Ví dụ trong bài hát Nhật ký của mẹ, có đoạn khá dễ thương: “Một ngày mẹ thấy, con cười vu vơ, nụ hồng con giấu trong ngăn bàn. Lá thư viết vội, có tên rất lạ (Tò mò bắt ớn, ngăn bàn hay thư cá nhân người ta cũng lén lút kéo ra coi) rồi chị kết luận “CHẮC LÀ người con thương rất nhiều“.

Bài hát thiệt là hay, trúng tâm lý. Dân Á châu mà, không “chắc là” không chịu được.

Bài hay từ “Tony Buổi sáng”, bài thật hay

CHIA SẺ

Gõ câu hỏi / ý kiến của bạn dưới đây nhé