Jeff Bezos đã khởi nghiệp như thế nào?

0
4622

 

[CMOVietnam] Jeff Bezos hiện đang đứng thứ 5 trong danh sách những người giàu nhất thế giới. Nhưng ông sinh ra trong một gia đình nghèo. Ông muốn kinh doanh ngay khi vừa tốt nghiệp Đại học nhưng đã không làm. Vậy ông đã khởi nghiệp như thế nào?

Dịch Jeff Bezos đã khởi nghiệp như thế nào 1

Nguyên liệu để Khởi nghiệp

Nếu tôi phải học lại Đại học, và nếu tôi có thể chọn bất kỳ ai để làm giáo sư của mình, tôi sẽ đăng ký vào lớp “Người ta thực sự bắt đầu như thế nào” được đồng giảng dạy bởi Jeff Bezos, Elon Mush, Bill Gates, Mark Zuckerberg và một vài người khác. Đây sẽ không phải là một khóa học kinh doanh nhưng sẽ là lớp học đầu tiên một người nên học ở Đại học: kinh doanh chỉ vô tình là cách khắc nghiệt nhất để bắt đầu tạo ra một thứ gì đó.

Khi tôi tốt nghiệp, tôi nhận ra rằng không ai nhắc bất kỳ điều gì về cách ứng dụng các kỹ năng của mình. Nhưng có những người có thể “ứng dụng chính bản thân họ” – nó gọi là một công việc. Sự nhận thức này đã đến với rất nhiều người tôi biết từ hồi Đại học. Nó cũng đã xảy ra với Bezos. Tốt nghiệp từ trường Princeton, ông đã muốn khởi nghiệp ngay lập tức. Nhưng việc thiếu một ý tưởng tốt thực sự, thay vào đó, ông đã kiếm cho mình một công việc. Và rồi một việc khác. Rồi một việc khác nữa. Ông đã ở tuổi 30, thành công, được trả lương hậu hĩnh, và chỉ còn cách một vài tháng nữa đến khoản tiền thưởng thường niên. Vậy mà ông đã bỏ đi tất cả và bắt đầu Amazon. Bằng cách nào? Một cách ngắn gọn và không hẳn là đúng tuần tự, ông đã làm điều đó với người vợ của mình, với việc hack, trong một ga-ra, bằng tiền tiết kiệm của mình.

Và trên hết, khi nhìn kỹ hơn vào dòng thời gian cuộc đời của Bezos, chúng ta sẽ thấy một vài thói quen hiếm có: một sở thích khác thường với các kế hoạch dài hạn (ông đã cấp vốn cho chiếc đồng hồ 10,000 năm), sự trầm tĩnh đáng kinh ngạc, một xxx, và khả năng tìm hack trong hệ thống. Bây giờ tôi sẽ liệt kê chúng theo thứ tự thời gian, nhưng sẽ không kể lại toàn bộ tiểu sử. Tôi muốn khiến những thứ này dễ thấy và dễ nhớ.

Một con người của Phương pháp

Bezos là một người của một phương pháp. Để nâng cấp bản thân thường xuyên, ông nghĩ ra một “bộ khung” để tối ưu hóa cuộc đời của mình. Ví dụ:

  • Cách để tăng “dòng phụ nữ” – các chiến thuật để gặp những người con gái phù-hợp-để-hẹn-hò bao gồm đi học các khóa học nhảy vũ hội (vâng, “dòng phụ nữ” trong “dòng thỏa thuận mua bán” và “dòng tiền”)
  • Khung Giảm thiểu nuối tiếc – sự  phóng chiếu của cuộc đời bạn cho tới khi bạn rất già, hoài niệm lại cuộc đời của mình và đưa ra những lựa chọn ít có khả năng gây nuối tiếc nhất.
  • Vô lăng Đạo đức – một vòng tròn trong đó những lựa chọn tốt tạo ra cơ hội để tạo ra nhiều lựa chọn tốt hơn nữa.

Những cách thức này được mượn từ trong sách – đọc sách và áp dụng chúng để tối ưu hóa cuộc đời của mình, bản thân đã là một phương thức.

1. Giảm thiểu nuối tiếc

01(Né tránh nuối tiếc hoàn toàn không phải là một lựa chọn. Hay có thể nhỉ?) Nếu bạn không bắt đầu thành công trong cuộc đời sớm, vào lúc này cảm giác nuối tiếc đã bắt đầu kéo đến. Ở tuổi 29, khi thảo luận việc có nên bắt đầu “cửa hiệu tạp hóa” của mình không, một Bezos biết suy nghĩ xa xôi đã ý thức một cách rõ ràng cảm giác tồi tệ như thế nào khi nuối tiếc về những thứ mình chưa bao giờ thử khi còn trẻ. Và ông đã nghĩ ra Khung Giảm thiểu nuối tiếc. Ông dùng nó để quyết định xem có nên bỏ một công việc trả lương hậu hĩnh ở phố Wall vào giữa năm, nghĩa là bỏ qua luôn khoản thưởng cuối năm. Khung vận hành như sau:

  • Phóng chiếu cuộc đời của bản thân khi mình 80 tuổi.
  • Tự hỏi bản thân ở tuổi 80 của mình xem mình có hối hận không khi đã không thử bắt đầu việc kinh doanh mà bạn đã từng nghĩ sẽ là một điều quan trọng.
  • Sau đó tự hỏi bản thân rằng bạn có hối tiếc công việc này không. Còn khoản thưởng chưa được nhận của bạn thì sao? Sự ổn định của bạn thì sao? Cảm giác “đã làm được việc đó” thì sao?

Tầm nhìn lâu dài này đã giúp làm rõ sự bối rối ngắn hạn của ông. Với Bezos, quyết định đã trở nên rõ ràng – ông nên ra đi. [1]

2. Tìm lỗ hổng trong hệ thống

02Giờ thì chúng ta đã đến gần nhất có thể với cách mà người đàn ông này đã bắt đầu rồi. Sự hối hả. Một cách tài tình nhất có thể. Không ai chờ đón Bezos với vòng tay rộng mở để giúp việc kinh doanh sách của ông khởi sắc. Để có thể có được vài quyển sách để bán, ông thậm chí còn phải thuyết phục nhà cung bán sách cho ông dưới giá sỉ mà không cần phải có đủ đơn đặt hàng tối thiểu vì giai đoạn đầu, ông có rất ít đơn hàng. Ông đã khăng khăng rằng mình sẽ sớm có doanh số cao hơn. Nhưng họ vẫn từ chối. Sự cần thiết khiến các bánh răng phải vận động. Bezos phải tìm cách hack hệ thống.

Lỗ hổng để đặt hàng sách giá sỉ

Việc hack này thôi có lẽ đã là câu trả lời gần nhất tới cách mà Bezos bắt đầu. Lúc ban đầu, Amazon bán sách rẻ hơn ở các hiệu sách khác. Điều này được thực hiện như thế nào? Trong một lớp học bán sách 3 ngày, Bezos học được rằng khi mua sách với số lượng lớn từ nhà cung, bạn có thể được giảm 50% so với giá bìa. Nhưng để có được giá sỉ, Bezos phải mua tối thiểu 10 quyển sách một lần. Khi mới bắt đầu, số lượng mua vào này nhiều hơn so với số lượng bán ra.  Sau khi mày mò với hệ thống đặt hàng, Bezos đã tìm ra một lỗ hổng trong hệ thống: bạn có thể đặt 10 quyển sách mà không phải nhận cả 10 quyển. Bây giờ ông sẽ chỉ phải tìm một quyển sách mà ông có thể đặt hàng nhưng sẽ không nhận được – những quyển đã không còn xuất bản nữa. Ông đã tìm ra một quyển sách khó hiểu về địa y và đặt 9 quyển đó cùng quyển sách mà ông cần. Nhà phân phối đã gửi quyển sách đến với một tờ giấy ghi chú rằng họ đã không còn quyển sách về địa y. Bezos bắt đầu đặt 9 quyển sách địa y với mỗi quyển sách mà ông mua.

Lỗ hổng trong thuế bán hàng

Việc hack đã dẫn đến sự thành lập của Amazon ở Seattle thay vì một nơi nào đó ở California có liên quan đến việc không muốn tính thuế bán hàng cho khách hàng. Vào thời điểm đó, một công ty kinh doanh trực tuyến có thể né được khoản thuế này nếu công ty không có địa chỉ vật lý ở nơi đó. Nếu Amazon có trụ sở ở California, tất cả khách hàng ở California sẽ phải trả khoản thuế này. Bezos muốn gửi sách của ông tới càng nhiều người càng tốt mà không phải trả khoản thuế này. Vì California có rất nhiều người, một bang ít dân hơn sẽ có lý hơn (Tiện thể, việc hack này đã phải ngưng 15 năm sau đó khi các bang thiếu tiền khi đang hồi phục lại từ cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, bắt Amazon hoàn trả lại.)

3. Một mình chống lại thế giới

Đọc về cuộc đời của Bezos, tôi cũng phải cảm thấy mệt mỏi thay cho ông. Bên cạnh việc chiến đấu với những công ty khác, Bezos thường phải một mình đấu tranh với ban điều hành của mình. Ông đã một mình trong việc chuyển hàng cực kỳ tiết kiệm. Một mình kiên quyết tung Prime – một dịch vụ thành viên trả phí cho bạn hai ngày nhận hàng miễn phí. Một mình ông đã cố thuyết phục các quản lý của mình trữ tất cả các quyển sách đã từng được công bố trên Amazon – điều đó đã không bao giờ xảy ra vì ban quản lý đã từ chối làm điều đó. Họ đã gọi điều này, và những kế hoạch đầy tham vọng tương tự “những giấc mơ do cảm cúm”. Ông đã xử lý sự đối chọi này như thế nào? Đây là câu trả lời của ông với một trong những người lãnh đạo đã thách thức mình, “Tôi có cần phải đi lấy bằng chứng nhận rằng tôi là CEO của công ty này để anh thôi thách thức tôi về vấn đề này không?”

4. Ông không chia sẻ các dự định của mình

Bezos là người rất kín tiếng. Người viết tiểu sử của ông – Brad Stone – đã phải lục trong thùng rác để tìm ra sự tồn tại của công ty tên lửa do Bezos sáng lập. Chúng ta không biết gì về đời sống cá nhân của ông cả. Chúng ta cũng biết rất ít về những gì ông làm ngoài Amazon và công ty đầu tư mạo hiểm của ông.

5. Ông rất trầm tĩnh

Kinh doanh không có lời nhiều trong 20 năm cần một thần kinh làm từ thép. Sau 20 năm, Amazon vẫn là một công ty đang phát triển. Nhưng bây giờ công ty vẫn không có nhiều lợi nhuận. Điểm này khá khác thường. Bạn biết đấy, một việc kinh doanh chỉ có thể tồn tại nếu nó sinh lời. Ít nhất là vào một thời điểm nào đó. Trong suốt 20 năm qua, Amazon lời rất ít so với doanh số của mình. Vậy làm thế nào mà Amazon có thể trở thành một công ty lớn như vậy? Và làm thế nào mà Bezos có thể trở thành người giàu thứ 5 trên thế giới? Câu trả lời nằm trong sự khác biệt giữa hai thứ: lợi nhuận thực tế mà công ty kiếm được là bao nhiêu và lợi nhuận mà người ta nghĩ là công ty kiếm được dựa trên tổng doanh thu (tức là lượng tiền đi vào công ty) là bao nhiêu. Amazon có $107 tỷ tổng doanh thu, tức là người ta muốn mua hàng từ đây. Nhưng lợi nhuận của công ty lại chỉ có $482 triệu. Chỉ có nửa phần trăm. Nửa cent trên mỗi đô la. Làm thế nào mà sau 20 năm, một công ty với gần 250,000 nhân viên lại vẫn không có nhiều lợi nhuận?

Câu trả lời là sự phát triển. 20 năm phát triển cho đến hiện giờ. Vào một thời điểm nào đó, các nhà đầu tư sẽ muốn có lời chứ. Khi nào thời điểm đó sẽ đến? Bezos tin rằng ông nên tiếp tục phát triển công ty (và không ưu tiên lợi nhuận) cho đến khi nào công ty vẫn đang phát triển. Chỉ khi Amazon ngừng phát triển, Bezos mới bắt đầu tính đến việc kiếm tiền từ những khách hàng mà ông đã có được. Vậy Amazon có ngừng phát triển không? Có lẽ sẽ không trong sự coi sóc của Bezos. Là lý do là vì ông rất giỏi việc học những điều mà ông không biết.

Học những gì ông không biết

04Bezos không chỉ quyết định bán sách một cách tình cờ – ông yêu việc đọc sách. Bezos đọc sách, ghi chú và sống cuộc đời của mình dựa trên chúng. Steward Brand, tác giả của cuốn “Danh mục Toàn Địa Cầu” (cũng chính là quyển sách mà Steve Jobs nói rằng đã truyền cảm hứng cho ông viết quyển “Luôn Đói khát, Luôn Dại khờ”) đã từng thấy Bezos giữ một bản của quyển sách “Các Tòa Nhà Học Như Thế Nào” của mình. Ông đã giật mình – mỗi trang giấy đều phủ đầy các ghi chú bằng tay.

Những điều ông học được đều được áp dụng vào công ty của ông. Ví dụ, sau khi đọc xong “Sự khó xử của Nhà sáng tạo”, Bezos nhận ra rằng cách duy nhất để Amazon luôn sáng tạo là luôn tạo ra chính những thứ có thể khiến công ty mất kế sinh nhai. Và đây là cách mà Kindle đã ra đời. Kindle được sinh ra với mục đích giết chết việc bán sách giấy. Và chắc chắn rằng, chín năm sau sự ra đời của Kindle, sách Kindle bán chạy hơn những quyển sách giấy.

Có lẽ không có một quyển sách nào có thể lý giải khả năng biết những điều mình chưa biết của Bezos hơn quyển “Thiên Nga Đen” của Nassim Taleb – Bezos đã bắt tất cả các lãnh đạo cấp cao của mình đọc quyển này vì nó giải thích thứ mà Bezos khó chấp nhận nhất – sự mù quáng với cái ngu ngốc của bản thân. Điều này khác với bản chất của sự ngu ngốc. Ngu ngốc và biết rằng mình ngu thì vẫn ổn. Nhưng giả vờ thông minh để mắc sai lầm thì không ổn. Và tệ hơn nữa là không nhận ra mình đang giả vờ thông minh. Bezos muốn nhân viên của ông biết những điều họ không biết – cái ham muốn đã truyền cảm hứng cho những câu nói đốp chát kiểu, “Việc anh không biết câu trả lời cho câu hỏi đó có khiến anh ngạc nhiên không?” [3]

Hai nguồn ảnh hưởng lớn khác của Bezos đến từ hai quyển sách sau:

“Những Gì Còn Lại Của Ngày” của Kazuo Ishiguro

Làm sao để biết mình đã không sống một cuộc đời vô vọng? Khi bạn già đi câu hỏi này sẽ bắt đầu lẻn tới khi bạn nhìn lại và ráng sức tìm ra ý nghĩa của cuộc đời mà mình đã sống. Làm cách nào để bạn vượt qua những nuối tiếc? Làm thế nào để bạn đánh giá những lựa chọn của mình? Những câu hỏi này đã phủ bóng lên tâm trí u sầu của quản gia người Anh hoàn hảo khi mà ông hồi tưởng lại cuộc chiến tranh và vị trí của mình trong vũ trụ này. Đúng vậy, đây là quyển tiểu thuyết mà Bezos tin là có giá trị cho việc học hơn chuyện người thật việc thật. Và như Mark Twain đã lưu ý, “Sự thật còn lạ lẫm hơn tiểu thuyết, nhưng là vì tiểu thuyết bắt buộc phải bám theo những khả năng; còn sự thật thì không.”

“Sam Walton: Được tạo ra ở Mỹ” của Sam Walton

Được xuất bản vào năm tác giả mất, quyển sách này chia sẻ chân thực về những sai lầm và sự thiếu ý tưởng nguyên bản của Walton. Mỗi điều đúng đắn mà ông làm đều được vay mượn từ những người khác đã xây dựng được những cửa tiệm thành công – nên ông luôn cố gắng ghé thăm nhiều tiệm nhất có thể. Một trong sáu tiêu chuẩn cốt lõi của Bezos được lấy trực tiếp từ quyển sách này – sự thiên vị với hành động. Một điều khác ông học được là sự cần kiệm vĩnh cửu. Vào năm 1999, ông vẫn lái một chiếc Honda Accord. Vợ của ông – một chiếc minivan của Honda. Và các nhân viên của ông tự trả phí đỗ xe. [2]

__________

Hầu hết các sự kiện trong dòng thời gian này được dựa trên quyển sách “Cửa hiệu tạp hóa: Jeff Bezos và Kỉ nguyên Amazon” của Brad Stone.

51hJguIj7L. SL160Sắp xếp theo dòng sự kiện rất nhiều cuộc chiến của Jeff Bezos, Brad Stone kể một câu chuyện về người đàn ông đã trui rèn được một ý thức tương lai sắc sảo, về các khách hàng của mình, về đối thủ, và trên hết, là về bản thân ông. Chúng ta biết được rằng ông dự tính trước tương lai nhưng không tiên tri về nó: chiến thắng bằng cách đặc cược vào tất cả các sản phẩm trong cuộc đua. Mặc dù chúng ta không biết nhiều về cuộc đời cá nhân của Bezos, một điều rất rõ ràng là – hằng ngày ông chiến đấu với những nhà lãnh đạo không truyền cảm hứng, những nhân viên không biết ơn, những chính phủ đói khát tiền mặt, và những đối thủ thiển cận. Một cách kiên cường, bằng một cách nào đó ông đã vá được từ ý tưởng thất bại này đến ý tưởng thấy bại khác trong khi các lãnh đạo trong đội của ông bí mật kiểm điểm những lỗi lầm của ông trên một tấm bảng trắng – sau đó ông lại thắng thế bằng cách tung ra sản phẩm lớn tiếp theo. Không hề nuối tiếc, gần như hoan hỉ, Bezos đã minh chứng cho cẩm nang suy nghĩ lâu dài của mình. Ông còn cấp vốn cho chiếc đồng hồ 10,000 năm có tên là Đồng Hồ Của Hiện Tại Dài Lâu. Nhưng Bezos giữ những kế hoạch của mình vô cùng bí mật – Brad Stone đã lái xe trong đêm tối và lục lọi những thùng rác để manh mối cho những gì Blue Origin dự định trong thời gian đầu. Stone đã cho chúng ta thấu hiểu vì sao Bezos có thể làm tất cả những điều này – trường học của ông là tất cả mọi người. Ông cũng học tập ở cả Steve Jobs và cuối cùng đã chiến thắng.

Ghi chú:

  1. ^ Trong video này Jeff giải thích cách mà ông đã đưa ra quyết định rời bỏ công việc có mức lương hậu hĩnh và điều gì đã xảy ra khi ông nói cho sếp của mình biết. Jeff đã nghĩ ra ý tưởng của cửa hiệu tạp hóa trong một buổi trao đổi ý kiến với sếp của mình.
  2. ^ Trong chương 3 với tiêu đề “Những Giấc Mơ Cảm Sốt”, Bezos đã nghĩ ra giấc mơ trữ tất cả các món đồ chơi có thể cho mùa Giáng sinh sắp tới. Các lãnh đạo của ông, như mọi khi, phản đối. Khi ông lớn tiếng đặt hàng mua các món đồ chơi với tổng trị giá $250 triệu, ông còn thêm rằng, “Nếu cần thiết, tôi sẽ tự chở tất cả chúng đến chỗ chôn rác!” Một trong các nhà lãnh đạo chỉ ra rằng việc đó sẽ tốn rất nhiều chuyến đi với chiếc Honda Accord của ông.
  3. ^ Brad Stone đã lên danh sách tất cả các sự móc mỉa được kể lại bởi những thành viên Amazon kỳ cựu trong chương 6. Đây là một trong số chúng:

“Là anh lười hay vô dụng vậy?”

“Chúng ta cần sử dụng chút trí thông minh loài người vào vấn đề này.”

05

Nguồn: CMOVietnam

(Dịch từ bài viết của Anna Vital)

CHIA SẺ

Gõ câu hỏi / ý kiến của bạn dưới đây nhé