Tại sao CMO nên là cố vấn hàng đầu của mọi doanh nghiệp?

Vai trò của CMO đang thay đổi với tốc độ chưa từng có. Với trách nhiệm giải trình về ngân sách, nguồn lực và hiệu quả của hoạt động Marketing, vai trò của CMO trong doanh nghiệp và giá trị do họ đem lại đang ngày một gia tăng. Lý do cho sự thay đổi này bao gồm: khả năng khai thác dữ liệu của doanh nghiệp một cách hiệu quả, so sánh với số liệu chuẩn của ngành, khả năng ứng dụng cách mạng công nghệ để đến gần hơn và thấu hiểu hành vi khách hàng, khả năng dự đoán trước tình hình và giúp công ty vượt qua các đối thủ cạnh tranh. Hãy cùng CMOVietnam tìm hiểu vì sao bây giờ là thời điểm thích hợp để các giám đốc điều hành lắng nghe lời khuyên của CMO một cách nghiêm túc hơn.

0
5107

[CMOVietnam]Trong hầu hết các công ty, Team Marketing thường được nhìn nhận như một trung tâm chi phí. Quan điểm của các Marketer trong cuộc họp ban giám đốc thường bị xếp vào hàng thứ yếu, và nội dung của chiến lược Marketing thường chịu sự áp đặt nặng nề của giám đốc bộ phận Sales. Đã có những trường hợp một “ngôi sao” của bộ phận Sales có ảnh hưởng rất lớn đế quyết định về định vị sản phẩm của doanh nghiệp.

Như để xát thêm muối vào vết thương, chủ doanh nghiệp và phần còn lại của ban quản lý cấp cao thường chỉ chờ đợi những kết quả trong ngắn hạn từ Team Marketing. Khi CMO không thể đưa ra những con số yêu cầu, điều đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến những người điều khiển team. Kết quả là CMO sẽ buộc phải nghe theo yêu cầu của giám đốc bán hàng, và cuối cùng thậm chí là nhận chỉ đạo từ chính đội ngũ sales.

hieuunganh.com 5ac3e948862f9

Nhưng sau đây là một tin tốt lành: vai trò của CMO trong doanh nghiệp đang thay đổi với tốc độ chưa từng có. Việc truy cứu trách nhiệm giải trình ngân sách, nguồn lực và hiệu quả của hoạt động Marketing đã đưa vai trò của CMO trong doanh nghiệp lên một vị thế hoàn toàn mới.

Trong vòng 4 năm trở lại đây, CMO liên tục tăng thêm giá trị cho toàn bộ chuỗi hoạt động Marketing và đã đạt được thành công đáng khen ngợi. Sau đây sẽ là lý do, tại sao lúc này là thời điểm thích hợp để các CEO lắng nghe lời khuyên của CMO một cách nghiêm túc hơn.

Sử dụng hiệu quả dữ liệu

Báo cáo gần đây nhất của Salesforce “2016 State of Marketing” cho thấy 83% đội ngũ Marketing hàng đầu sử dụng dữ liệu khách hàng (dữ liệu email hoặc điện thoại) để phân đoạn và định vị Digital Ads. Trên thực tế, Team Marketing còn theo dõi cả dữ liệu nhân khẩu học, dữ liệu hành vi qua website và dữ liệu từ khách hàng. Họ theo dõi từng đồng xu chi ra giống như cách các CFO duy trì sổ sách kế toán vậy.

Hiểu biết thực tiễn được hỗ trợ bởi những phân tích dựa vào dữ liệu sẽ mang lại giá trị đích thực cho doanh nghiệp. Hiện nay, các trưởng phòng Marketing đã bớt miễn cưỡng trong việc chấp nhận các mục tiêu định lượng, bởi khả năng tiếp cận dữ liệu đã thực sự giúp họ đưa ra các quyết định có ý nghĩa cho tổ chức.

Tăng cường tiếp xúc với dữ liệu

Các CEO luôn coi việc xác định Expected ROI (tỷ suất hoàn vốn kỳ vọng) là một trong những bí ẩn rất khó để giải mã. Nhưng điều đó đã thay đổi kể từ khi sự gắn kết giữa CMO với việc sử dụng dữ liệu đã cho thấy nhiều kết quả có lợi. CMO làm việc sát sao với dữ liệu để phân tích các kết quả tiếp thị trong quá khứ, từ đó loại bỏ đi một cách đáng kể những phỏng đoán  mơ hồ về nguyên nhân đứng sau doanh thu thực tế. Cũng như vậy, CMO có thể tránh được tình trạng mập mờ khi giải trình cho việc phân bổ ngân sách tiếp theo.

Ứng dụng dữ liệu chuẩn ngành

Với rất nhiều các chi nhánh và công ty nghiên cứu Marketing cung cấp dữ liệu, các CEO có thể đo lường hiệu suất hoạt động của Team Marketing. Đã không còn việc doanh nghiệp đưa ra Cost Per Lead và Cost Per Sale mà không dựa trên một quá trình phân tích cẩn trọng. Dữ liệu chuẩn không còn chỉ giới hạn ở khách hàng tiềm năng và doanh thu bán hàng. Ngày nay, CMO đã có dữ liệu chuẩn ngành về hoạt động tuyển dụng, về hành vi online của thế hệ Millennials (là thế hệ những người sinh ra trong giai đoạn 1980 đến 2000), hay thậm chí về hành trình khách hàng (Custormer Journey) trước và sau khi mua hàng.

hieuunganh.com 5ac3e9aba31ed

Công nghệ thay đổi tương lai

Trong báo cáo của mình, Gartner dự đoán “Đến năm 2017, CMO sẽ chi phí cho IT nhiều hơn là CIO”. Thật vậy, sự tiếp thu những công nghệ của kỷ nguyên mới đã dẫn tới một loạt thay đổi trong mô hình Digital Marketing. Đặc biệt, công nghệ theo dõi đã giúp tạo ra các chỉ số quan trọng để đo lường hiệu suất của các mục tiêu kinh doanh.

Các marketer đã nhanh chóng tiếp nhận sự phát triển của kỷ nguyên di động, điện toán đám mây, IOT để phục vụ cho lợi ích của mình. Họ được trang bị các công cụ mới để tiếp cận và chắt lọc các mạng đối tượng của Google, Twitter và Facebook.

Với khả năng bán lẻ đa kênh (Omni-channel), đội ngũ Marketing đang ngày càng tiến gần hơn đến khách hàng hiện tại và tiềm năng trên cơ sở thời gian thực. Thay đổi đang diễn ra cả về bình diện chiến lược (strategy) và chiến thuật (tactic). Nếu xu hướng này tiếp tục cai trị, có khả năng team CIO có thể biến thành một nhóm hỗ trợ cho team của CMO. Với những tiến bộ chưa từng có về công nghệ, CMO đang ở vị trí tốt hơn để đạt được tầm nhìn và vạch ra kế hoạch tương lai cho tổ chức.

Thấu hiểu hành vi khách hàng

Mang những khách hàng mới đến với doanh nghiệp không phải là thách thức duy nhất đối với Marketers ngày nay; giữ chân khách hàng hiện tại cũng đứng đầu danh sách “tối quan trọng” của họ. Nhờ các phương tiện truyền thông xã hội, trải nghiệm của khách hàng đã nhanh chóng nắm giữ một vị trí nổi bật trong Digital Marketing. Các Marketer phải đóng nhiều vai trò hơn: làm người đại diện cho dịch vụ khách hàng, làm người dàn xếp hòa giải, làm cố vấn chiến lược cho doanh nghiệp, và thậm chí là chuyên gia nghiên cứu và phân tích thị trường. Các Marketer trở thành những người đầu tiên đoán biết được khi nào xảy ra khủng hoảng và phải chuẩn bị làm sao để cung cấp được những trải nghiệm vừa ý khách hàng một cách nhanh chóng ngay cả trong tình huống đó. Sự hài lòng của khách hàng là lý do duy nhất để họ có thể ăn mừng.

Nếu có ai hiểu được bức tranh toàn cảnh của Custormer Journey, người đó không phải ai khác mà chính là một CMO. Độ chính xác của Behavioural Targeting – định vị mục tiêu theo hành vi – là hầu như hoàn toàn có thể tin tưởng được. CMO phối hợp các bit dữ liệu khác nhau để tạo ra một hành trình tuyệt vời cho khách hàng. Các CMO có khả năng kỳ lạ cho phép họ hình dung toàn bộ bố cục của cuộc hành trình phức tạp đó, chính là bởi họ luôn luôn lắng nghe và dõi theo khách hàng của mình.

Mang thêm nhiều triển vọng

Áp lực liên tục phải nhận được hỏi hàng trong B2B và đạt được doanh thu bán hàng trong B2C đã thúc đẩy CMO khám phá những công nghệ mới. Nhờ đó, các Marketer có thể dự đoán nhu cầu tiêu thụ, dự báo doanh thu, xác định các kênh để bán gia tăng (up-sell) và bán chéo (cross-sell) dịch vụ. Hành vi lựa chọn người bán hàng một cách tuyến tính đang suy giảm nhanh chóng và do đó, Brand Recall (hồi tưởng thương hiệu) là yêu cầu quan trọng cần phải đáp ứng được. Team Marketing còn có thể ứng dụng hiểu biết của họ cho các mục tiêu kinh doanh mới. Đối với bất cứ viễn cảnh nào của công ty trong tương lai, các Marketer đều có thể cung cấp những thông tin cần thiết với nội dung xác đáng.

Vượt qua mọi thách thức

Để duy trì hoạt động kinh doanh, bạn phải thường xuyên cập nhật những xu hướng mới nhất. CMO có thể sử dụng thông tin chi tiết về Marketing từ tập hợp dữ liệu rất lớn để giữ cho công ty luôn ở vị thế “đi trước đón đầu” với các công ty khác. Để tạo ra vị thế đó, rất nhiều suy nghĩ, thời gian, tài nguyên và tiền bạc cần phải được đầu tư. Trên hết, thách thức lớn nhất là làm cho mọi người nhận thức được Brand Voice – tiếng nói thương hiệu. CMO phải lựa chọn đúng nền tảng, xây dựng được nền tảng khách hàng và thu hút thêm những khách hàng mới đến với thương hiệu. Trong hệ công cụ Marketing Mix, việc phân bổ ngân sách đến đúng kênh chưa bao giờ là dễ dàng. Thách thức mà các CEO phải đối mặt không phải là đầu tư tiền để đạt được các mục tiêu kinh doanh, mà là biết chi tiêu ở đâu để thu được những kết quả như mong muốn.

Đã đến lúc bạn cần nhìn nhận CMO như một nhà lãnh đạo chiến lược thứ hai khi đề cập đến hoạt động của công ty. CMO không bao giờ có thể ra quyết định một cách độc đoán, vì để đạt được các mục tiêu kinh doanh họ phải luôn làm việc trên cơ sở gắn kết chặt chẽ với CIO, CFO và những người khác. Tương tự, để đạt được thành công trong việc vận động nhân viên, định vị sản phẩm, nâng cao doanh thu và cung cấp trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng, CMO cũng phải làm việc sát sao với các Marketing Team và các team quan trọng khác như đội ngũ tài chính, bán hàng, phát triển sản phẩm và dịch vụ khách hàng.

Nguồn: CMOVietnam

(Tham khảo từ Entrepreneur India)

 

CHIA SẺ

Gõ câu hỏi / ý kiến của bạn dưới đây nhé