Thiết kế Website – Kinh nghiệm xây dựng Website ngành Du lịch

0
1350
Thiết kế Website – Kinh nghiệm xây dựng Website ngành Du lịch

(CMOVietnam) Nội dung chia sẻ trong buổi Coffee Sharing của CLB Vietnam Tourism Marketing & Sales Group ngày 27/06/2020.

Vì nội dung Recap cho sự kiện rất dài (gần 17 trang a4), vậy nên mình sẽ chia làm 4 phần. Các bạn vui lòng truy cập Group để xem clip chương trình

https://www.facebook.com/groups/vietnamtourismsalemarketing/

1. QUY TRÌNH XÂY DỰNG WEBSITE DU LỊCH

Speaker: Ms. Ngoc – Đại diện của công ty chuyên về giải pháp công nghệ cho ngành du lịch VietISO

Có rất nhiều doanh nghiệp đã từng xây dựng website nhưng thực sự cho phát triển được nó và chưa biết khai thác hết khả năng của một website

1.1 Vai trò của website du lịch

– Chia sẻ của một khách du lịch: Khi bắt đầu một kế hoạch du lịch và muốn tìm thông tin về doanh nghiệp trên website của họ nhưng lại rất khó khăn vì không website của họ không cung cấp những phần nội dung mà họ cần, vì thế họ cảm thấy vô cùng bất cập trong vấn đề tiếp cận với doanh nghiệp

– Để doanh nghiệp quảng bá tour du lịch và bán tour tốt hơn thì khi có một sản phẩm du lịch mới thì cần phải cập nhật nhanh lên website để tạo ra nhu cầu cho khách hàng và họ chú ý đến dịch vụ. Từ đó mới có thể bán được hàng.

– Trải nghiệm người dùng khi ghé thăm website của doanh nghiệp:

• Mang lại cảm giác tiện lợi khi tìm kiếm thông tin

• Và chính khi khách hàng login vào website của mình thì mình đã có data của khách hàng rồi.

• Website cần phải có đầy đủ các công cụ chat để khách hàng phản hồi hay thắc mắc về dịch vụ tour hoặc các thắc mắc đi kèm và lợi ích đó là:

• Hình thức Marketing tốn ít chi phí hơn so với các phương tiện khác:

• Lưu trữ giá trị thông tin khổng lồ: Nếu lưu trữ thông tin khách hàng trên máy tính hay các ổ cứng theo cách truyền thống thì mình không đủ phần lưu trữ để lưu được toàn bộ. Và nếu lỡ một ngày nào đó, nhân viên hoặc người nội bộ trong công ty lỡ tay xóa mất hết data thì khó có thể lấy lại được. Những website có thể lưu trữ và backup dữ liệu tốt hơn, không sợ bị mất dữ liệu và lưu data một cách tự động, giảm thiểu đi công sức con người phải tự lưu data khách hàng.

1.2. Những lỗi thường gặp khi xây dựng website

– Không xác định rõ mục tiêu doanh nghiệp

– Không xác định được đối tượng khách hàng của mình là ai, là người như thế nào?

– Giao diện không phù hợp với đối tượng khách hàng: giao diện website này cho inbound hay outbound hoặc domestic.

– Font size website không đúng tiêu chuẩn: hiện tại tất cả các website đều để font chữ lên 16px và cả trên mobile cũng dễ đọc hơn. Nút CTA cũng phải thiết kế sao cho vừa tay người dùng khi họ nhấn vào đăng ký trên mobile.

– Thiếu blog hoặc trang news:

• Nhiều website không hề có blog để người dùng vào tìm kiếm thông tin và trải nghiệm chuyến đi trên chính website của doanh nghiệp. Đây là thiếu sót vô cùng lớn khiến doanh nghiệp mất đi lượng data khổng lồ.

– Chưa tối ưu trải nghiệm người dùng:

• Người làm chưa thực sự đầu tư vào việc thiết kế giao diện của mobile mà tập trung quá nhiều vào desktop. Nhưng thực sự hiện tại người dùng đang dùng mobile rất nhiều và chiếm 90%. Vì thế không thế không thiết kế website theo đúng giao diện của di động.

1.3. Quy trình thực hiện khi xây dựng website

Quy trình này thì doanh nghiệp chỉ cần làm bước 1, còn các bước còn lại thì bên cung cấp dịch vụ thiết kế website sẽ thực hiện, chứ không phải doanh nghiệp sẽ làm tất các bước đó.

B1: Xác định mục tiêu

– Nếu anh chị chỉ muốn một website bình thường chỉ để giới thiệu doanh nghiệp hoặc giới thiệu sản phẩm với khách hàng và để tiện lợi khi có ai tìm kiếm thì họ sẽ search ra thì anh chị nên để website dạng giới thiệu.

– Nhưng nếu anh chị xác định website chính là 1 kênh bán hàng: Thì cần đầy đủ thông tin các sản phẩm và các phần liên quan như blog, phần đặt hàng, thanh toán,…. Mình sẽ tập trung làm SEO và Marketing trên chính website của mình để bán hàng

– Nằm trong kế hoạch chuyển đổi số của doanh nghiệp từ việc xây dựng 1 hệ thống từ bán hàng online đến quản trị hệ thống thì mình phải xác định chuẩn chỉnh. Vì đối với một website thông thường chỉ để với mục đích giới thiệu thì họ sẽ sử dụng code khác. Nhưng mình xác định tích hợp cả phần mềm quản trị nữa thì doanh nghiệp cần phải dùng ngôn ngữ website phù hợp.

– Hoặc mục tiêu khác, rất nhiều doanh nghiệp xây dựng rất nhiều website bao gồm: 1 website chính và nhiều website vệ tinh khác nhau chuyên phục vụ cho việc làm SEO hoặc là kênh phụ để bán hàng.

Sau khi đã xác định được mục tiêu xây dựng website, sẽ chuyển sang xác định đối tượng khách hàng doanh nghiệp muốn hướng tới:

– Đối tượng khách hàng của mình là B2B hay B2C. Đối tượng khách hàng B2B sẽ có chức năng quản lý riêng và B2C thì lại hướng tới khách hàng cá nhân thì cách làm khác.

– Xác định được đối tượng khách hàng của mình giới trẻ hay trung niên, inbound hay outbound

Ví dụ: Một doanh nghiệp muốn xây dựng mô hình sản phẩm theo hướng trải nghiệm, khám phá trên cung đường Hà Giang, Mai Châu. Thì mình phải xác định rõ đối tượng khách hàng là nam, ưa mạo hiểm và website cần thiết kế màu sắc mạnh mẽ, ấn tượng, có chiều sâu và nam tính theo đúng phong cách mạo hiểm chứ k thể thiết kế theo phong cách mềm mại, trang nhã như những website thông thường khác.

– Xác định đối tượng qua hình thức tổ chức tour: Website chuyên chỉ bán cho khách đoàn và corp hoặc chỉ chuyên bán tour cá nhân hay theo yêu cầu, mỗi đối tượng đều có design và phong cách riêng. Đối với khách đoàn thì cũng có chức năng riêng cho việc đặt tour,

Ví dụ: Như khách đoàn thì doanh nghiệp có thể mở bán trong 3 ngày (số tiền khác nhau, số chỗ mở bán khác nhau, ngày khởi hành khác nhau) và cần có phần chức năng quản lý theo ngày khởi hành này.

Tùy theo đối tượng khách hàng khác nhau thì chúng ta sẽ lựa chọn phong cách thiết kế phù hợp.

B2: Xây dựng cấu trúc website

Sau khi doanh nghiệp đã xác định được mục tiêu và đối tượng khách hàng, đến bước này thì bên đội ngũ thiết kế website sẽ thực hiện bước tiếp theo này

Tại sao phải xây dựng website? Xây dựng website để mang đến trải nghiệm tốt cho người dùng.

• Tối ưu trải nghiệm (Ví dụ như khách hàng tìm kiếm tour thì họ sẽ trải qua 4 bước: tìm kiếm tour – Chọn tour – Xem thông tin tour – Thanh toán)

• Tối ưu SEO (Giúp con bot tìm kiếm sẽ dễ dàng thu thập thông tin, cái này liên quan đến việc SEO website)

• Tối ưu sitelink (Phần này do Google tự đánh giá và thưởng cho website nào có một sitemap tốt, chứ chúng ta không thể nào mua hoặc tự có được nó)

B3: Lưu ý khi thiết kế đồ họa

– Điều hướng dễ dàng và tập trung sản phẩm: Trang home là trang quan trọng nhất và chúng ta phải đưa ra được thông tin sản phẩm chủ chốt nào là thế mạnh của doanh nghiệp. Và điều hướng dễ dàng vào các trang trong.

– Chức năng tìm kiếm thông tin thuận tiện: Chính là thanh search bên trên website để người dùng có thể search thông tin, tên tour trên website,… Vì thế đòi hỏi doanh nghiệp phải thiết kế một thanh search thông minh cho khách hàng, giúp họ nhanh chóng có được thông tin chứ không cần phải loay hoay trong phần này.

– Hotline và các công cụ chat trực tuyến: Phải có phần liên hệ để khi khách hàng cần họ có thể liên hệ trực tiếp với mình. Ví dụ nhiều bên để phần hotline trong module liên hệ và khách hàng phải tìm mãi mới thấy thì rất bất tiện, hotline nên để ngay góc dưới bên phải hoặc bên trái để khách hàng có thể liên hệ luôn.

– Chức năng review dành cho khách hàng: Để khách hàng quay lại đánh giá dịch vụ hoặc điều hướng từ các trang mạng xã hội về website và đánh giá dịch vụ của mình. Từ đó để khách hàng mới có thể đọc được và tin tưởng để mua hàng của bạn.

B4: Công nghệ áp dụng

Link hình ảnh: http://prntscr.com/tdctlr

Một số mã nguồn và lựa chọn

– WordPress, Laravel, Drupal, Joomla,…

– Lựa chọn dành riêng cho travel như: Travel CMS, Travel Platform chuyên phục vụ ngành du lịch như hệ thống quản trị dữ liệu TourCMS, Treksoft, IsoCMS

B5: Tối ưu website

Sau khi bên thiết kế đã có đầy đủ website và đã có tester test thử thì mình vẫn phải test lại:

– Tối ưu theo các tiêu chuẩn của social (Instagram, Facebook, Twitter,…) người dùng

– Công cụ tìm kiếm: tiêu đề, miêu tả, H1,alt

– Liên kết hỏng: Link lỗi 404, lỗi linh nội bộ, lỗi 304, lỗi 101, Sử dụng Link Checker hoặc Google Search Console để kiểm tra.

– Tốc độ website dùng tool Speed Google để check hiệu suất:

• Tốt

• Trung bình

• Kém

Xây dựng một website cần dựa vào rất nhiều yếu tố như: sitemap, các yếu tố lập trình, design,….và chính người chủ doanh nghiệp phải chú ý đến điều này.

2 LÀM SAO ĐỂ NÂNG CAO TRẢI NGHIỆM KHÁCH HÀNG TRÊN WEBSITE DU LỊCH

Speaker: Mr.Ha – Creative Director của Beau Agency

Internet Việt Nam đã bị thay đổi rất nhiều, ví dụ các ngành: Vận tải, Thương mại điện tử, Quảng cáo,… Và ngành du lịch cũng bị ảnh hưởng không ít bởi vì:

• Ở thời điểm hiện tại có rất nhiều platform được sinh ra

• Các rất nhiều các startup đã mở ra và thay đổi rất lớn đánh vào tour, lưu trú, vận tải,…

• Bản thân người mua hàng đã bị thay đổi rất nhiều, hành trình mua hàng của khách hàng bắt đầu từ việc tiếp nhận thông tin từ nhiều bên, ví dụ như hiện nay thì có rất nhiều trang blog và thông tin từ các platform để họ tham khảo, sau đó người dùng bắt đầu tìm kiếm thông tin, hỏi giá,… rồi mới đến bước mua hàng.

• Và các platform cũng gộp bán rất nhiều sản phẩm khác nhau như bán cả tour, vé máy bay, khách sạn, combo tour ,…

Theo nghiên cứu thì các doanh nghiệp VN đã đổ rất nhiều tiền quảng cáo vào các kênh Digital Marketing (Ước tính khoảng hơn 300 triệu đô trong năm 2019). Vậy làm sao để doanh nghiệp tồn tại và đi tiếp, cạnh tranh với tình thế vô cùng căng thẳng như bây giờ là bài toán cần giải quyết:

Các bước để hoạch định chiến lược:

  1. B1 Xác định lợi thế cạnh tranh
  2. B2 Thiết kế sản phẩm và dịch vụ
  3. B3. Hoành thiệu quá trình vận hành
  4. B4 Tiến hành truyền thống xúc tiến bán
  5. B5. Đánh giá tái hoạch định chiến lược

Ở đây có rất nhiều biến số thay đổi và bản thân những người đưa ra định vị chiến lược này không thể nhận hết các biến số đó. Và bắt buộc mọi người thử sai, vì không phải cứ đưa sản phẩm ra thị trường một cách tự nhiên dễ dàng, điều này hoàn toàn khó khăn. Nó ảnh hưởng rất nhiều đến trải nghiệm ở bên ngoài, bởi nếu anh chị không xác định được lợi thế và giá trị cạnh tranh thì không thể truyền thông ra bên ngoài.

Thêm một vấn đề nữa mà rất nhiều doanh nghiệp đang gặp phải đó là về nhận diện thương hiệu chưa rõ ràng và vẫn còn lờ mờ, không hề có sự đồng bộ xuyên suốt từ online đến offline từ văn phòng đại diện, nhân viên, các kênh xúc tiến khác nhau, chưa thể tiếp cận khách hàng ở toàn bộ hành trình hay không có đủ lực để cộng hưởng với nhau mà bị phân tán rất nhiều.

Hành trình khách hàng (3C) Show ra một bản đồ đường tàu chi tiết:

Hành trình khách hàng tìm đến được với sản phẩm sẽ phải đi qua rất nhiều khu vực khác nhau: từ khu vực thương mại, website,… và đi qua rất nhiều hệ thống tracking đó là social, ads,… Từ quá trình này, doanh nghiệp sẽ có được data của khách hàng vô cùng giá trị.

Để làm được điều này, đòi hỏi doanh nghiệp phải biết tracking được toàn bộ các kênh này, biết được hành vi của khách, … nếu không thì sẽ rất lãng phí dữ liệu data, và lượng data này chúng ta cũng phải biết lưu trữ lại từ các bộ phận bán, bộ phận marketing. Doanh nghiệp cần có chiến lược sau mỗi tuần hoặc mỗi tháng làm việc để có kết quả tốt nhất.

2.1 Tổng quan về Phương pháp tiếp cận

Chúng ta có rất nhiều nhóm khách hàng khác nhau và mỗi nhóm KH đều có profile khác nhau. Để có được nhóm khách hàng khác nhau thì chúng ta phải phân loại được tệp này theo tập tính, sở thích, hành vi với nhau, quốc gia, giới tính,….

Khách hàng đến với chúng ta qua rất nhiều kênh như: cửa hàng offline, báo, ads, social, email,… và đến product của doanh nghiệp (website).

Để xác định được vision của một doanh nghiệp thì cần trả lời được câu hỏi xây dựng website để làm gì rồi mới là làm nó như thế nào? Trước tiên là phải tìm được các vấn đề mà website đang gặp phải (nếu doanh nghiệp muốn đầu tư làm mới website), một số cách có thể áp dụng được luôn đó là:

=> Làm một cuộc khảo sát thị trường chung xem đối thủ đang làm cái gì, cung cấp giá trị gì?

Từ việc thu thập các dữ liệu cũ và có vision cụ thể thì doanh nghiệp mới tiến tới hành động để xây dựng website.

Một số anh chị đã chia sẻ rằng, doanh nghiệp của anh chị đã đập đi xây lại website nhiều lần, nhưng để dùng từ chuẩn chính xác hơn thì các anh chị đang update website thì chính xác hơn. Vì không ai đầu tư ra một sản phẩm ban đầu ra thị trường mà có thể thắng ngay được mà chúng ta cũng cần phải update từ từ, cũng do khách hàng của chúng ta cũng thường xuyên thay đổi, nên chính doanh nghiệp phải thường xuyên cập nhật để đuổi kịp xu thế.

2.2 Phương pháp tiếp cận

Khám phá và xác định phạm vi dự án

Phải nghiên cứu sâu khách hàng và nghiên cứu sâu về doanh nghiệp và khách hàng để xem doanh nghiệp của họ có offer sản phẩm như thế nào?

Đây là case anh Hà làm cho lĩnh vực tài chính, khách hàng của họ được chia thành các nhóm chính: FDI (7%), Corp(10%), Micro (41%), SME (40%)

Ở mỗi nhóm khách hàng thì chúng ta cũng cần vẽ chân dung của họ rõ ràng như: độ tuổi, khu vực, các vấn đề quan tâm của doanh nghiệp đấy. Và mỗi khách hàng có những hành vi như thế nào, sở thích, profile,… như thế nào?

Đối với website ngành du lịch dịch vụ. Website được xây dựng thì phải làm sao để khách hàng truy cập vào nội dung họ mong muốn nhanh nhất có thể. Ví dụ khách hàng ghé thăm website và bắt đầu search tour thì thanh search phải có phần bộ lọc tour, destination,… Muốn làm điều này thì mình phải dựng các layer của các cái tour phù hợp, có các kết cấu với đầy đủ đường dẫn đến các trang liên quan khác, đúng với tư duy của khách hàng và ra được hành vi của họ. Chẳng hạn như nhiều khách hàng sẽ tìm kiếm tour theo destination hay địa danh, loại tour họ cần thì mình cũng cần bổ sung đầy đủ nội dung đó cho thanh search.

Nếu website có nhiều sản phẩm cần được promote thì có thể đẩy lên website, Hay ngoài ra đâu mà những nội dung bổ trợ vòng ngoài. Chúng ta hình dung website giống như một kênh đứng ở giữa cung ứng được những yêu cầu về sản phẩm thông tin mà khách hàng cần và là công cụ kết nối khách hàng với doanh nghiệp.

2.3 Hành trình khách hàng

Cần xác định rõ được trải nghiệm hành trình khách hàng mua hàng như thế nào? Từ đó doanh nghiệp xác định được các kênh làm Marketing và đổ dữ liệu data về website. Và các kênh đó sẽ đổ về trang nào của website (trang home hay trang sản phẩm, landing page của tour nào). Điều này phụ thuộc vào sản phẩm và vision của doanh nghiệp, hành trình mua hàng của khách hàng, khách hàng có thể đi từ điểm A, B, C thì chúng ta phải bắt kịp được điểm chạm mà khách hàng sẽ đến sản phẩm của mình. Và mỗi điểm chạm đó, doanh nghiệp cũng cần cung cấp thêm nhiều thông tin phù hợp với từng luồng khách, chứ không thể dồn tất cả mọi thông tin vào một chỗ.

2.4 Xây dựng cấu trúc website

– Đầu tiên phải nghiên cứu kết cấu sản phẩm

– Hai là website cung cấp các chức năng nào?

– Ba là category nào?

– Bốn là sitemap, điều hướng người dùng.

Để ra được cấu trúc của website thì người làm sản phẩm, marketing và bên thiết kế website phải ngồi lại với nhau để ra được cấu trúc này. Không thể giao cho một người design để xây dựng cấu trúc website, vì họ không thể hiểu được bản chất sản phẩm của doanh nghiệp như thế nào? Và không thể ra được cấu trúc của một website và không thể quy hoạch được cấu trúc đó.

Quá trình một khách hàng vào website thì họ cũng phải mất thời gian tìm hiểu, có phải sản phẩm họ muốn hay không? Doanh nghiệp cần đứng vào vị trí khách hàng để ra được kết cấu của website mục đính dẫn dắt khách hàng tránh những ngõ cụt hoặc ngã tư ngã năm làm khách hàng bị phân vân.

Ví dụ của Flamingo resort: trước đây website của Flamingo hơi rối và phức tạp, do có nhiều menu khác nhau, bị chồng chéo bởi các tiện ích trải nghiệm,… Sau khi update lại thì chúng tôi sẽ quy về các nhóm điều hướng điều hướng chính như: Bạn muốn trải nghiệm gì? Bạn thuộc độ tuổi nào? Phân khúc nào?

Những trang thương mại điện tử đã chia khu rất rõ ràng, hiển thị các nhánh đó ra bên ngoài, ví dụ như một người xem ti vi và thích về công nghệ thì sẽ chuyển hướng sang bên chuyên mục công nghệ, nếu thích về mua sắm thì sẽ điều hướng về đúng category đó. Quay lại về website thì chúng ta phải dựa vào nhu cầu của khách hàng, điều hướng từ phía trang chủ ra đúng trang mà mỗi khách hàng đang cần như họ muốn đi đâu? năm bắt tâm lý đám đông thường các site đưa ra cái gọi là nhiều người quan tâm, sản phẩm bán chạy

Ngoài ra còn có rất nhiều thành phần khác nữa như chức năng, thể ví dụ như tìm kiếm, bộ lọc, liên hệ, book, mua, chat hỗ trợ, vv… Để chốt được sale, thì mọi người phải biết được cái điểm “rớt” của khách hàng. Họ cảm thấy không còn hứng thú nữa và thoát ra ngoài. Anh chị có thể nhận diện vấn đề này qua công cụ Google Analytics hoặc xem Full Story theo dõi hành vi người dùng ở điểm nào khách hàng thường lướt nhanh hoặc thoát đó là việc cần xử lý.

2.5 Đề xuất giải pháp

Xây dựng các Eco-system gồm các kênh tương tác với khách hàng và kết nối với các hệ thống nội bộ, làm giàu dữ liệu người dùng và có kế hoạch khai thác hợp lý. Và để đầu tư được hệ thống này thì cần có quy trình nghiệp vụ đi kèm, đòi hỏi đội ngũ làm website phải kết nối được nguồn API ngoài hoặc nguồn trong để làm sao hệ thống được vận hành tốt nhất.

Tiếp theo ngoài phần xây dựng khung sườn của website, Giao diện người dùng vô cùng quan trọng và ảnh hưởng không nhỏ đến trải nghiệm của khách hàng:

2.6 Phần thiết kế

Xây dựng các Wireframe và layout thô sơ nhất => Đưa các prototype để khách hàng quan sát được-> Style bên phía ngoài phải bám theo thương hiệu của mình (brand guideline )

– Một yếu tố quan trọng hơn trong việc design đó là lưới nó tạo ra hệ thống quy chuẩn nhịp cho thiết kế cung như hỗ trợ Responsive, có rất nhiều website cũ theo kiểu cũ bị zoom bé hơn nhưng bây giờ cần thay đổi lại, do phong cách thiết kế khiến mắt nhìn của khách hàng bị rối, phân vân và không biết nhìn vào đâu, nhìn như thế nào? Và lúc này chính anh chị phải tìm ra giải pháp để giúp khách hàng của mình không rời bỏ trang web hoặc phàn nàn về website. – Xuất phát từ in ấn – dàn trang

– Phần chữ cần phải vừa với mắt người nhìn, không quá nhỏ, nó liên quan đến 60-70% thiết kế của UI, đây cũng là phần base của website. Mỗi typeface đều mang trong mình những câu chuyện, linh hồn và nhân cách nào đó nên cẩn trọng khi chọn và dùng font. về mặt kỹ thuật mỗi font chữ đều có cách thức sử dụng của nọ để tạo cảm giác thuần mắt cho người đọc quét thông tin.

– Hình ảnh: Hình ảnh cần phải focus đến mục tiêu trải nghiệm, hình ảnh phải nói được câu chuyện phía sau đó, gọn gàng và clear

– Ngoài ra còn một số yếu tố đồ họa khác như: infographic,… giúp người dùng trải nghiệm tốt nhất, tiếp cận nội dung trực quan nhất

Ví dụ ở tour: Thường có một map thể hiện lịch trình di chuyển của khách hàng từ điểm A -> điểm B. Nên làm một map riêng cho từng tour chứ k sử dụng chỉ một map duy nhất.

Tóm Lại: Tìm hiểu khách hàng => Hiểu được khách cần gì? => Tối ưu được UX/UI website để đạt được mục tiêu mong muốn.

KINH NGHIỆM XÂY DỰNG WEBSITE NGÀNH DU LỊCH (Phần 3/4)

Nội dung chia sẻ trong buổi Coffee Sharing của CLB Vietnam Tourism Marketing & Sales Group ngày 27/06/2020.

Vì nội dung Recap cho sự kiện rất dài (gần 17 trang a4), vậy nên mình sẽ chia làm 4 phần. Các bạn vui lòng truy cập Group để xem clip chương trình

https://www.facebook.com/groups/vietnamtourismsalemarketing/

XÂY DỰNG MỘT WEBSITE DU LỊCH

Speaker: Anh Lâm – Founder & CEO của một website đặt du lịch, trợ lý Tổng Giám Đốc của một tập đoàn đầu tư về du lịch ở Việt Nam và cũng là một travel blogger đời đầu.

#Về tên miền thì mình có rất nhiều lựa chọn khác nhau và có thể tự mua được như đuôi: .com .vn .com.vn .net

#Có rất nhiều website từ cơ bản đến nâng cao, nhưng có ba phần trong website thường phải có:

– Hosting là cái cơ bản nhất

– Hoặc VPS là cao hơn (công ty vừa và nhỏ có thể sử dụng)

– Nếu muốn cao hơn nữa thì có cả Server thì phải tìm được nơi để server tốt nhất. Các server này đặt ở các data center và mình phải lựa chọn được nơi đặt server tốt nhất để đảm bảo website luôn hoạt động 24/24 (Các công ty lớn sẽ sử dụng để lưu trữ một lượng thông tin lớn)

#Về chức năng website

– Khi làm website du lịch và xây dựng các chức năng của website du lịch thì phải dựa vào customer journey. Và đầy đủ các chức năng search, blog, trang chi tiết (hình ảnh, lịch trình tour, hình ảnh khách hàng, mô tả lịch trình tour, video, map)

– Chức năng cao hơn: Chọn chỗ ngồi trên xe di chuyển, chọn tour, cao hơn là ngày khởi hành, số lượng người đi, tour cho người lớn hay trẻ em, số lượng ngày đi… tùy thuộc vào nhu cầu người dùng, phụ thuộc vào giá tour và chính sách giá cụ thể,…

– Đến trang checkout: Thông tin về người dùng như họ tên, số điện thoại, email là quan trọng nhất

#Một số lưu ý khách:

– Nếu website đơn giản ở mức là xem tour và đặt thì không sao, không cần quá cầu kỳ

– Còn nếu muốn website cao cấp hơn thì cần phải có nhiều chức năng hơn, chi tiết hơn và bắt đầu lưu trữ thông tin của khách hàng như để họ login vào tài khoản của mình để xem lại booking của họ hay điểm thưởng, hay tài khoản riêng cho đại lý xem list thông tin tour, lộ trình đi của khách hàng, chính sách giữ chỗ thì mình cần đầu tư và design riêng, kế hoạch cẩn thận.

– Còn đối với website chỉ với mục đích để lấy request của khách hàng, thông tin cá nhân thì việc xây dựng không hề khó. Chúng ta có thể sử dụng nền tảng website đơn giản nhất, cơ bản nhất.

– Hiện tại, hầu hết tất cả các website đều cập nhật đầy đủ phiên bản hợp với mobile hay tablet hay response nên chúng ta không cần phải quá lo lắng.

– Một số cty đầu tư app, convert từ website sang, nhưng chi phí để người dùng chuyển sang app thì cần rất nhiều. Nên nếu công ty chưa thực sự quá cần thiết để làm app thì mình chỉ cần làm tốt phiên bản response cho mobile, tablet là được. Còn app sẽ liên quan đến các phần như instant article nên chi phí sẽ đắt hơn rất là nhiều và tốn hơi nhiều nhiều chi phí

– Về phần UX/UI

• UI: Người dùng trải nghiệm website thấy đẹp

• UX: Là phần mình không thể nhìn thấy, mà đó là thao tác của người dùng trên website, màu sắc, hiệu ứng hay nút CTA Sử dụng thuận tiện, dễ dàng booking -> dễ dàng lấy được thông tin khách hàng => chuyển đổi thành đơn hàng.

Vì thế khi làm website thì mình không chỉ là quan tâm đến UI mà còn phải quan tâm đến UX. Có thể tham khảo trang Reddit của bên Mỹ thì chúng ta có thể thấy UX của nó rất là xấu, nhưng nó là trang rao vặt nổi tiếng nhất trên thế giới hiện nay.

UI tùy thuộc vào đối tượng người dùng là ai, phù hợp với trải nghiệm của họ, sở thích của họ. Ở VN hiện nay làm UI theo kinh nghiệm của người làm website. Nhưng mình phải có công cụ để đo lường được phần này: Crazy Egg, Hotjail, Heatmap,…

Lưu ý: Về phần lộ trình khách hàng khi họ truy cập website, họ đã rê chuột ở đâu và click vào phần nào nhiều nhất, họ đã thao tác như thế nào? Thì mình phải kiểm tra được phần này. Một số công cụ có thể kiểm tra được đó là: và cái mắt nhìn khác nhau, cần đầu tư vào nút bấm của website, CTA sao cho hợp lý, để khi khách hàng khi cần k cần quay lại lúc ban đầu.

– Tốc độ website cũng ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng, một website load lâu thì người dùng cũng sẽ rời bỏ website.

Tool để check tốc độ website: Google Pagespeed, Gtmetrix, Pingdom Tools để kiểm tra tốc độ của website và để kiểm tra xem phần mềm nào đang làm website của mình bị chậm

Xu hướng hiện tại người dùng đặt trên website thì ít đi vì website k tiện trong việc book mặc dù mình đã chạy ads đổ về website.

– Các thẻ tiếp thị lại: Một số kênh có thể dùng để remarketing ví dụ: Facebook, Google,. Facebook thì dùng pixel hoặc Google thì có đoạn mã code của Google để cài vào website để remarketing.

Hiện nay có thể dùng của một bên thứ ba: Criteo, Adroll,…

– Ngoài website ra thì cần đầu tư vào content:

+ Có thể dùng một số công cụ để check content của bị copy từ bên khách hay không như Duplicate Tracker,…, hiện nay thì Google đã siết chặt vấn đề này, nhưng Facebook thì chưa

+ Mình có thể dùng công cụ bên Mỹ để report nội dung họ đã copy bên mình như Dmca + Google.

Content viết xong cũng cần tối ưu lại SEO để đẩy được thứ hạng từ khóa hay bài viết cần SEO lên. Content có thuê các bạn cộng tác viên bên ngoài hỗ trợ, giá một bài rơi vào từ 100k, 300k trở nên tùy theo mức độ yêu cầu và trình độ người viết.

– Về phần Livechat: thì nên sử dụng Message, Live Chat, Tawk.to để cài vào website để khách hàng dễ dàng phản hồi trực tiếp với chúng ta.

KINH NGHIỆM XÂY DỰNG WEBSITE NGÀNH DU LỊCH (Phần 4/4)

Nội dung chia sẻ trong buổi Coffee Sharing của CLB Vietnam Tourism Marketing & Sales Group ngày 27/06/2020.

Vì nội dung Recap cho sự kiện rất dài (gần 17 trang a4), vậy nên mình sẽ chia làm 4 phần. Các bạn vui lòng truy cập Group để xem clip chương trình

https://www.facebook.com/groups/vietnamtourismsalemarketing/

Q&A

4.1. Câu hỏi của chị Minh Huệ: Mục tiêu xây dựng thương mại điện tử và kết nối quản trị của công ty thì có những điều gì mình cần phải lưu ý?

Ms.Ngoc trả lời:

Website nằm trong kế hoạch kết nối với hệ thống điều hành phía sau của doanh nghiệp thì phải chọn cái nền tảng để đáp ứng được điều này. Ví dụ như bên chị Ngọc thường là code thuần PHP và API để kết nối với phần mềm. Hiện nay VietISO cũng đang cung cấp một phần mềm quản lý và điều hành tour du lịch Travelmaster để kết nối với website, khi có một tour show trên website và khách hàng điền thông tin booking thì phần mềm sẽ tự động đẩy dữ liệu về hệ thống cho sale và bộ phận điều hành để nắm bắt được.

Ngoài ra, nếu không kết nối với phần mềm Travelmaster thì có thể tích hợp CRM để đẩy dữ liệu khách hàng về quản trị của công ty.

4.2. Làm thế nào để website có tốc độ nhanh? Và yếu tố nào quyết định đến tốc độ của website? Công cụ để xem hành trình của khách hàng trên website là gì?

Mr.Lam trả lời:

– Tốc độ website:

Tốc độ thì dùng dùng công cụ của google như: Google Pagespeed, Gtmetrix, Pingdom Tools những công cụ này sẽ cho mình biết được website đang gặp ở vấn đề gì, cái nào khiến website mình bị chậm.

Một số lý do khiến website bị chậm;

+ Dung lượng ảnh tải lên website quá nặng hoặc do mình xài video lên website khiến website không thể load được.

+ Hoặc do những người làm lập trình có những file như CSS, JS không được nén làm cho website của mình bị nặng hơn.

Nhưng lưu ý là không phải cái nào tool báo là nặng thì mình cũng xử lý được vì có những phần mà gỡ ra khỏi website sẽ khiến website không hoạt động được. Và website càng nhiều hiệu ứng thì càng bị nặng.

– Remarketing với người dùng: thì dùng Facebook, Google. Facebook là mạng xã hội tạo ra nhu cầu cho khách hàng, Google dựa theo nhu cầu của khách hàng, tức là người dùng có nhu cầu họ sẽ lên Google để search.

Facebook sẽ remarketing lại những sản phẩm mà mình đã xem trên website do Facebook ghi lại hành vi tìm kiếm của mình, những người đi vào phần Messenger, ghi âm lại giọng nói của mình, hoặc những người đó đang dùng Facebook chưa thoát ra khỏi trình duyệt đó, hoặc đang dùng 1 sản phẩm của Facebook hoặc đang dùng 1 sản phẩm của Google chưa thoát ra. Nếu không muốn bị lưu history của cá nhân trên các trình duyệt thì có thể dùng trình duyệt ẩn danh hoặc xóa cookie đi.

Ví dụ: Mình mua hàng nhưng chưa hoàn thành giỏ hàng, nhưng có một số bên có công cụ để nhắc qua email để hoàn thành form (lâu rồi chưa thấy bạn quay lại website hãy quay lại để khám phá ABC)

Ngoài ra còn một cách nữa để lưu lại data của người dùng đó chính là để form điền thông tin ngay phần livechat, để mình có thể liên hệ trực tiếp.

– Về việc chạy ads: Mình phải xem một booking đó bao nhiêu người và bao nhiêu lead để ra được booking đó, tính tiền xem một lead đó sẽ mất bao nhiêu tiền. Nếu chạy remarketing thì sẽ mất bao nhiêu tiền.

4.3. Chị Thủy – Dự án du lịch tiếp cận cho người khuyết tật tại VN

Câu hỏi: Website cũng bị mọi người chê, hơi cổ điển, làm thế nào để nó được tươi mới được hay không? Xem giúp mình tất cả các website bây giờ xem có công cụ nào để người mù, người khiếm thính, người điếc có thể tiếp cận được dễ dàng? Hoặc có cách nào để tối ưu hóa được cho các đối tượng người dùng này không?

http://dulichtiepcan.com/vi-vn/

Mr.Hà sẽ trả lời:

Đây là câu trả lời rất khó, vì khi làm website phải tác động được đến các giác quan(chính là trải nghiệm của khách hàng) như thị giác, thính giác,…. Tuy nhiên

– Chiến lược sản xuất content theo format như thế nào?

Ví dụ audio hay video, chữ, hình,.. Phải phân khúc ra các hình thức khác nhau và rất khó để cùng một chỗ. Chẳng hạn như chúng ta sẽ phân một vùng chỉ dành cho người khiếm thị hoặc chỉ cho người khiếm thính.

Nếu ở người khiếm thị thì có thể để content theo format là voice làm sao để khách hàng có thể tìm kiếm bằng voice dễ dàng vì bây giờ Google đã cung cấp phương pháp tìm kiếm bằng voice rất nhanh.

Nếu người khiếm thính thì có thể chèn text xuống dưới video để thuyết minh. Do mình format UI của mình như nào, phần này phải làm được nội dung như thế nào để tiếp cận được của website.

Còn đối với website quá nhà nước thì mình bỏ những phần rườm rà và cũ đi thì website sẽ hiện đại ngay, việc này không khó lắm. Còn phần khó nhất chỉ là phần sản xuất content.

Ms.Thủy hỏi:

Như theo mình biết thì các anh chị bị khiếm thính hay bị mù sẽ có phần mềm hỗ trợ, bản thân mình cùng cảnh và mình cũng rất ngạc nhiên về khả năng đọc của họ. Và không biết họ sử dụng phần mềm nào để đọc được, mọi người có biết được phần mềm nào trên thế giới thì có thể chia sẻ giúp không? Và phần build website dạng này thì làm như thế nào, mình tin rằng những người làm website chưa nghe được những câu chuyện như thế này.

Đối với phần content voice thì hiện nay khá phổ biến, như các trang báo thôi họ đã có đầy đủ. Nhưng đối với phần đọc thì hơi khó.

Mr.Thắng trả lời:

Hiện nay có rất nhiều phần mềm có thể hỗ trợ được phần đọc, như phần mềm Text To Speech chỉ cần bôi đen một đoạn thôi hoặc một hình thôi thì nó sẽ tự động thành tiếng nói. Đó cũng chính là một trong những hình thức có thể hỗ trợ người khiếm thị.

Mr.Hà trả lời:

Hiện nay có rất nhiều bên phát triển AI để phát triển giọng nói tự nhiên ở Việt Nam như FPT hay Viettel. Để làm đầu nối đến API của website để hỗ trợ những khách hàng khiếm thính và khiếm thị.

https://fpt.ai/tts

Mr.Bách trả lời:

Hiện nay công nghệ rất phát triển và có rất nhiều công cụ để phát triển để hỗ trợ. Chỉ cần search Google sẽ ra rất nhiều kết quả.

Về việc quảng cáo 8 ngôn ngữ khác nhau mà mình đang làm, nhưng anh không biết được hết các ngôn ngữ đó như Anh, Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Đức, Trung Quốc thì phải dùng các phần mềm để bôi đen text để đọc được nội dung mình đang cần đó là gì? Thậm chí nó đọc luôn cho mình nội dung đó là gì? Chúng ta chỉ cần rê chuột vào phần đó thôi thì nó sẽ tự động đọc giúp mình luôn phần đó để mình tương tác tốt hơn.

Ví dụ của FPT như anh Hà vừa chia sẻ, thì có phần mềm Text To Speech sẽ hỗ trợ mình xem nội dung đó là gì? Dịch được hết các loại ngôn ngữ hoặc giọng miền Nam, miền Bắc, miền Trung,….

Ngày xưa thì mình chỉ nghĩ nội dung chỉ là text thôi, nhưng bây giờ thì nội dung còn là hình ảnh, video, voice,…. Thậm chí du lịch còn có ảnh 360 và lồng voice để mô tả địa điểm du lịch….. Nên, việc làm nội dung content chúng ta có thể áp dụng được công nghệ mà không phải vấn đề lớn, chúng ta có thể liên hệ một số bên cung cấp dịch vụ để làm được điều này.

Mr.Thắng chia sẻ:

Có rất nhiều bác lớn tuổi ra nước ngoài chỉ với một cái điện thoại mà có thể giao tiếp bằng rất nhiều thứ tiếng khác nhau mà không cần phiên dịch. Nó sẽ tự động dịch sang các tiếng Pháp, tiếng Anh,… và bên kia tự động hiểu được đó là gì? Kể cả là ngữ pháp không chuẩn.

4.4. Muốn xây dựng một nền tảng website có hỗ trợ book phòng và đặt tour du lịch vào cùng một trang? Và giá của một website thì như thế nào?

Ms.Ngoc trả lời:

Nếu mình chưa từng có website thì mình cần có Domain, SSL, Hosting. Và cần có chi phí duy trì hosting để website của chúng ta duy trì chạy đều đặn. Đồng thời chỉ cần lưu ý 2 thông số là dung lượng lưu trữ và băng thông.

+ Với một website mới xây dựng thì chúng ta không cần mua một cái hosting quá nhiều dung lượng thì chúng ta sẽ bị mất chi phí tốn kém để duy trì Chúng ta chỉ cần mua một hosting có : băng thông 60GB, hosting khoảng 4GB cho một tháng.

+ Nhưng nếu các anh chị chạy quảng cáo đổ lượng truy cập về website thì anh chị phải mua một hosting có dung lượng lớn hơn để đủ cho khách hàng truy cập và website không bị ngắt quãng. Phí duy trì hằng năm sẽ cao hơn

+ SSL: Website cần phải có bảo mật. Cài phần này để website đảm bảo thông tin và tạo được niềm tin cho khách hàng. Một năm mất khoảng vài trăm nghìn. Hình ảnh chính là chiếc khóa ở đầu domain.

Phần này sẽ hiện ra nếu một website không cài SSL, bạn sẽ nhận được thông báo “website này không bảo mật và có thể lấy dữ liệu của bạn, bạn có muốn truy cập hay không?” Không ít người bỏ qua và không hiểu được phần này, nhưng đối với website nào có phần thanh toán thì phần này vô cùng quan trọng để tạo được niềm tin cho khách hàng khi truy cập. Chi phí một năm chỉ vài trăm nghìn

Về chức năng trên website, thì bên chị Ngọc đang phát triển hệ thống tiêu chuẩn ICO CMS. Đối với một website sẽ có các module như quản lý tour, quản lý khách sạn, quản lý các dịch vụ khác. Nhưng nếu anh chị mạnh về tour thì mình sẽ show mạnh về tour, còn nếu mạnh về khách sạn thì show hết về khách sạn lên trang home, để người dùng thấy được dịch vụ của mình khi ghé thăm website.

Có trường hợp khách hàng hỏi, tại sao có những bên chỉ cần làm 1-2 ngày là xong website mà giá chỉ có hơn triệu, hai triệu mà bên chị Ngọc phải làm đến 15-20 ngày nhưng giá phải đến 20 – 30 chục triệu? Việc so sánh này hơi khó nhưng tùy theo ngôn ngữ hoặc mã nguồn mà chúng ta sử dụng. Hiện nay thì có rất nhiều mã nguồn khác nhau như Joomla, WordPress,… Chức năng cơ bản nhất đó chính đặt tour, và khách hàng ở đâu cũng sẽ tìm được thông tin của doanh nghiệp. Và tùy theo ý định tìm kiếm của khách hàng thì chúng ta sẽ thiết kế website có các menu phù hợp.

Nếu như ngay từ đầu chúng ta đầu tư vào việc thiết kế ngay một website với mã nguồn ổn định, tự code thì sau này việc mình update website sẽ dễ dàng và thuận lợi hơn. Hơn là những website mà ngay từ ban đầu mình thiết kế như là cho có thì rất khó, về sau này 3-5 năm thì khó có thể nâng cấp và thay đổi giao diện khác được. Theo chị Ngọc, một website cái giá trị ban đầu của nó không phải nhiều dữ liệu tại một thời điểm mà là lưu trữ dữ liệu qua quá trình phát triển của doanh nghiệp. Ví dụ như là website không update thêm nội dung nào kể từ một năm trước và google không thể thu thập thêm dữ liệu từ website của doanh nghiệp, thế thì khách hàng sẽ thắc mắc và không biết tìm kiếm thêm thông tin mới ở đâu. Vì thế website quan trọng nhất vẫn chính là dữ liệu, để làm sao đến 10 – 20 năm doanh nghiệp vẫn sẽ sử dụng cái website đấy, dữ liệu vẫn còn đấy, cấu trúc website vẫn còn đấy mà chỉ cần update về giao diện

4.5. Mr.Bách: Website hiện nay sẽ rơi vào khoảng giá bao nhiêu và các khách mời có thể chia sẻ cái này cho anh chị ở đây được không?

Ms.Ngọc trả lời:

Bên chị Ngọc có cung cấp dịch vụ thiết kế website nhưng không sử dụng mã nguồn WordPress mà sử dụng tiêu chuẩn ISO CMS. Các website đều có các module quản lý tour, quản lý khách sạn, cruise. Nếu anh chị mạnh về mảng nào thì anh chị sẽ đầu từ phát triển mảng đấy. Và nếu anh chi có tất cả các sản phẩm này thì có thể phát triển trên cùng một website được. Từ việc khách hàng điền thông tin, đặt booking và có thông tin về doanh nghiệp thì hệ thống sẽ tự động gửi mail cảm ơn khách hàng và gửi thông tin khách hàng cho doanh nghiệp xử lý.

+ Package: Bao gồm lõi và thiết kế giao diện mặc định mà VietISO đã thiết kế, giá chỉ rơi vào khoảng hớn 17 triệu và làm trong 2 ngày. Nhưng cái website như thế này thì hơi yếu điểm về giao diện, các đơn vị website có giao diện nào cũng giống đơn vị nào, chỉ đổi về giao diện và logo.

+ Thiết kế theo nhu cầu của doanh nghiệp: Tức là thiết kế lai toàn bộ nhận diện thương hiệu, chí phí giao diện, chi phí kết nối với khách hàng, thiết kế phù hợp với sản phẩm. Và giá rơi vào khoảng 37 triệu 400 và hoàn thành trong 15 – 20 ngày.

Mr.Lâm trả lời:

Đối với anh Lâm thì việc mình chọn nền tảng hay chọn platform khác thì phải phụ thuộc vào ngân sách của doanh nghiệp, chứ không bắt buộc phải xây một website hoàn chỉnh ngay. Đối với với doanh nghiệp vừa và nhỏ thì nên cân nhắc có nên xây ngay một website tự design hay không? Nếu mà cảm thấy mình chưa có quá nhiều nhu cầu thì có thể sử dụng các nền tảng có sẵn như wordpress với chi phí thấp.

Anh Lâm có thể để total trọn gói 1 website rơi vào khoảng 15 triệu với đầy đủ theo giao diện nhu cầu, các chức năng và không có làm nhanh, không có làm ngắn và thường khoảng 1 tháng mới bàn giao lại cho khách hàng. Việc mình chọn ngôn ngữ cũng như chi phí thì phụ thuộc vào nhu cầu cũng như kế hoạch dài hạn hay ngắn hạn. Còn sau đó như thế nào thì chúng ta sẽ tính tiếp.

Còn đối với website có đầy đủ các dịch vụ như đặt tour, đặt khách sạn, đặt cruise thì bản thân anh Lâm cũng từng làm loại website đó rồi. Sẽ theo hai dạng:

+ Website build theo dạng lấy request tức là để khách hàng booking tour. Ở Việt Nam có Mytour với Ivivu. Thì các dịch vụ đó sẽ giống như có từng website riêng, tuy nhiên thì cách đặt phòng của khách sạn thì nên sử dụng instant confirm. Nếu như website thông thường để lấy request thì mọi người chỉ cần điền thông tin và check phòng.

+ Nếu kết hợp với bên thứ hai như Booking, Agoda thì họ sẽ cung cấp cho mình API để mình làm việc đó. Theo như anh Lâm được biết thì Vntrip ban đầu sử dụng API của Expedia. Còn bây giờ thì Vntrip xài hệ thống riêng.

Vẫn có thể dùng mã nguồn mở để duy trì ngắn hạn và đồng thời có thể code tay để chỉnh sửa giao diện luôn nhưng tùy theo nhu cầu của khách hàng.

Đối với Âu với Mỹ thì họ không có bán nhiều dịch vụ trên một trang mà họ sẽ làm các brand khác nhau. Ở Việt Nam thì họ lại thích bán nhiều thứ trên một trang như Traveloka hiện nay bán cả vé máy bay, đặt phòng khách sạn,…. Và dù dịch vụ khác nhau nhưng mình cũng cố gom về một mối.

Tóm lại việc chọn mã nguồn mở hay code tay thiết kế riêng còn phụ thuộc vào chi phí và nhu cầu doanh nghiệp. Và đối với việc sử dụng mã nguồn mở thì chúng ta hoàn toàn có thể sửa được chứ không phải không làm được, website nào cũng có thể thay đổi giao diện được.

Những website lập trình bằng tay lập trình cao hơn, bảo mật cao hơn nhưng tìm nhân sự khó hơn.

Cần xác định mục tiêu doanh nghiệp 3-5 năm để bắt đầu kế hoạch xây dựng website.

Việc đẩy data nên chung về một mối.

Và quay lại câu chuyện phải quản lý nọi dung, quản lý người dùng để làm sao nó nên gom về một mối.

Về SSL hoặc https:// cần phải đầu tư hoặc có thể tìm các bên cho sử dụng những bên cho dùng free, dùng free thì khi mình thanh toán online có xảy ra rủi ro thì bên free sẽ không chịu trách nhiệm. Hoặc có thể mua đắt hơn mất khoảng một vài triệu 1 năm (Phù hợp với doanh nghiệp nào có booking online, có dữ liệu đặt hàng). Đây cũng là yếu tố mà Google bắt buộc các website phải có, đây là một trong số tiêu chí để đánh giá website.

Còn đối với doanh nghiệp chỉ lấy request của khách hàng, thông tin khách hàng chứ không thanh toán online thì nên sử dụng SSL miễn phí để nó tiết kiệm.

Mr.Bách chia sẻ:

SSL là yếu tố mà Google bắt buộc hiện nay, nếu website nào không có thì khi người dùng truy cập sẽ hiện ra một trang đen xì báo cho người dùng luôn là website này không được bảo mật, nguy hiểm và có thể lấy cắp dữ liệu của bạn mà không hề vào trực tiếp website. Như vậy sẽ hủy hoại thương hiệu của mình cả.

Hoặc các bạn còn có thể mua loại SSL có phần kéo dài màu xanh có ghi cả tên công ty.

Mr.Hà chia sẻ:

Cũng dựa vào kế hoạch dài hạn và ngắn hạn:

– Nếu như mọi muốn website như Traveloka chẳng hạn và đủ nguồn lực thì mình làm hệ thống lớn hay chỉ muốn website để xúc tiến bán. Hay anh chị muốn cắt ở phân khúc thị trường nào thì mình mới có kế hoạch rõ ràng và giá trị là bao nhiêu.

– Nên sử dụng các công cụ hỗ trợ khác nhau, các hệ thống khác nhau nữa tùy thuộc vào nhu cầu, hệ thống của anh chị cần tính năng nào thì mình lựa chọn đáp ứng cho mục tiêu của mình.

Về Chi phí bên anh Hà chia sẻ rơi vào tầm 100-300 triệu trở lên cho website code tay cao cấp dành cho các doanh nghiệp muốn đầu tư lâu dài và chất lượng.

– Còn nếu muốn xây hệ thống thì nên có đội riêng, chứ ít ai thuê ngoài để set-up hết cả. Và đi kèm đó là mất chi phí đào tạo đội ngũ phía dưới

– Công nghệ là một yếu tố nhưng nó là công cụ để đạt được mục đích. Rất nhiều hệ thống mà trong đó là tổng hợp của rất nhiều loại công nghệ khác nhau gọi là microservice, để đảm bảo cho quá trình vận hành và phát triển nó cần một kiến trúc đủ chắc chắn nhưng linh hoạt điều này phụ thuộc vào tư duy của người kiến trúc sư trưởng.

Và nếu mình chưa có kiến thức về phần này thì nên nhờ các bên tư vấn về phần này hơn là so với việc mình tự đi mày mò.

Mr.Bách chia sẻ:

Hiện nay anh Bách đã xây hàng chục cái website, nhưng không phai website nào cũng tự build được, có những website phải thuê đội design bên ngoài để làm bởi không phải ai cũng biết để làm. Và bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như việc share code, đến việc có server riêng được bày trí trong phòng rộng và mát có tủ lạnh riêng. Thậm chí rộng hơn nữa thì phải thuê phòng để đặt server như FPT, Viettel,…

Và một website mình phải làm hết mấy chục triệu cộng với chi phí đào tạo nhân sự mất từ 3-6 tháng để chạy ra website. Tính ra cũng mất mấy trăm triệu tiền website rồi. Và chỉ cần vài lỗi nho nhỏ, không bảo mật, bị tấn công nhẹ nhẹ thôi thì website đó cũng có thể đi luôn và một năm làm website coi như công cốc. Vì thế ngành du lịch phải làm website mất 1-2 năm và mất thêm 3-6 lần đập đi xây lại nhiều lần như vậy. Và từ đó dữ liệu bị thất lạc, về tương lại thì chúng ta không biết còn giữ được bao nhiêu data.

Tóm lại, nếu chúng ta có kiến thức nền tảng và có được một bên tư vấn cẩn thận thì sẽ giảm được phần thiệt hại đi rất là nhiều.

4.6: Anh Hân: về bộ nhận diện thương hiệu, thì hiện nay có rất nhiều website của nhiều công ty không có bộ nhận diện thương hiệu và có thì không đánh được đúng insight khách hàng. Sau đó thì khách hàng vào website cũng có trải nghiệm không được tốt, thì bộ nhận diện thương hiệu các công ty thiết kế có đảm nhận được không? Hoặc nếu không có thể cho lời khuyên được không? Giá thành như thế nào?

Ở Việt Nam đang bị nhầm lẫn thiết kế website và thiết kế bộ nhận diện thương hiệu, vì mọi người nghĩ việc thiết kế website là thiết kế thương hiệu rồi.

Có hai phần lập trình và design, hai phần này cần được tách biệt:

• Ngày xưa thì mọi người chỉ cần có một logo để đi giới thiệu

• Nhưng bây giờ thì sẽ khác, mỗi công ty cần có bộ nhận diện thương hiệu

Ngoài ra còn bộ nhận diện thương hiệu cũng cần tách riêng. Và tất cả đều nằm trong phần định vị thương hiệu mà định vị thương hiệu thì cần xuyên suốt, chứ không thể hôm nay thiết kế một kiểu, mai thiết kế kiểu khác.

Mr.Hà chia sẻ:

Trước đây, khi mọi người bắt đầu khởi nghiệp thì chỉ cần 1 cái logo để đăng kí kinh doanh, về sau này chúng ta cần phải làm branding, anh chị cần phải làm thương hiệu như thế nào, giá trị cốt lõi ra làm sao, sức mạnh doanh nghiệp của anh chị là gì và anh muốn khách hàng hiểu thương hiệu của anh như thế nào? Thì cần có bộ nhận diện thương hiệu ấy phát ra được cái điểm chạm khác nhau , tùy thuộc vào bối cảnh của anh như thế nào?

Chúng ta có thể làm dạng brand chia nhỏ ra thành nhiều nhánh: Chẳng hạn như Vinhome, Vinschool,….

Hoặc chúng ta có thể làm một cái brand khác hoàn toàn, thì mỗi với đối tượng khách hàng khác nhau thì làm một brand riêng, chứ không hoàn toàn dùng chung.

Và việc thiết kế website cũng phải được follow theo brand

Thêm vào nữa để hoàn thành một bộ nhận diện thương hiệu thì anh chị phải khảo sát thị trường và xem xét lợi thế cạnh tranh, core value của mình, xem mình có lợi thế đặc điểm gì để anh toát được điểm đó ra bên ngoài. Ví dụ như anh cung cấp 1 sản phẩm chất lượng cao, nhưng anh phải làm sao để toát được cái đó ra ngoài brand của mình đến khách hàng, thì cái đó phụ thuộc rất nhiều vào thiết kế của anh phải chuẩn chỉnh. Nhưng nếu anh nói sản phẩm của anh chất lượng cao, nhưn từ sản phẩm đến người nhân viên sale của anh không đúng, cách nói chuyện của họ đối với khách hàng luôn suồng sã thì khách hàng sẽ biết được rằng anh đang làm thương hiệu không đúng.

Quy về website thì, nếu website không được thiết kế một cách chuẩn chỉ thì sẽ làm tụt cảm xúc, kỳ vọng của khách hàng.

Thiết kế đồ họa sẽ bao gồm tất cả như: chữ, thiết kế ảnh, ….để biểu đạt cho tinh thần của brand.

Đối với một công ty hoàn toàn mới, chưa có bộ nhận diện thương hiệu thì phải đi qua các bước:

• Khảo sát kĩ bối cảnh chung, tình hình thị trường và xem đối thủ của anh chị đang là các đơn vị nào

• Giá trị cốt lõi và lợi thế cạnh tranh, các yếu tố,.. Và xác định rõ một bản đồ chiến lược, vị trí nào là vị trí lợi thế? Ví dụ về giá, phân khúc khách hàng, segment,….liên quan đến chiến lược tổng thể và mô hình kinh doanh

Giá cả của bộ nhận diện thương hiệu, thì trên thị trường có rất nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ thiết kế bộ nhận diện thương hiệu như các agency chuyên nghiệp, hoặc các cá nhân có kiến thức đến đâu, đơn vị mang tính chất global,…

• Ví dụ về brand của tập đoàn của MB Bank thuê bên agency nước ngoài làm về bộ tư vấn chiến lược sẽ rơi tầm tiền chục tỷ.

• Còn trong nước làm thì rẻ hơn thì trên dưới 1 tỷ

• Còn bên dưới nữa thì rơi vào 5-6 triệu cũng có do các bạn mới ra trường, freelancer

Nhưng vẫn phải tìm được đơn vị để hiểu được mình và biết được mình muốn đưa ra cái gì? Tùy thuộc vào doanh nghiệp.

Nguyễn Cường Bách (Recap)

Nguồn: CMOVietnam tổng hợp

Gõ câu hỏi / ý kiến của bạn dưới đây nhé